Virus Viêm Phổi Lạ Đã Lây Từ Người Sang Người, 14 Nhân Viên Y Tế Đầu Tiên Nhiễm Bệnh

26 Tháng Giêng 20207:45 SA(Xem: 4492)
Virus Viêm Phổi Lạ Đã Lây Từ Người Sang Người, 14 Nhân Viên Y Tế Đầu Tiên Nhiễm Bệnh
Virus Viêm Phổi Lạ Đã Lây Từ Người Sang Người

Tháng 01/2020, chưa đầy 1 tuần sau nghi ngờ của bà Kerkhove Maria Van Kerkhove, người đứng đầu bộ phận phụ trách các dịch bệnh mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận: Chủng virus corona giống với SARS đang gây ra bệnh viêm phổi bí ẩn ở Vũ Hán đã lây nhiễm từ người sang người.

Thông báo được phát đi trên trang Tân Hoa Xã cùng bình luận của bác sĩ Chung Nam Sơn, giám đốc Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Bệnh hô hấp tại Trung Quốc. Bác sĩ Chung cũng là chuyên gia đầu ngành, người đầu tiên phát hiện ra virus SARS vào năm 2003.

Ông cho biết chủng virus mới chưa có tên - hiện đang được gọi tạm là virus Vũ Hán hoặc 2019-nCoV đã lây nhiễm từ người sang người trong ít nhất một ca bệnh ở thành phố. Cùng với đó, hai gia đình ở tỉnh Quảng Đông cũng đã nhiễm bệnh qua con đường lây truyền mới giữa người với người. Hiện có ít nhất 14 nhân viên y tế cũng đã nhiễm virus sau khi cùng chăm sóc một bệnh nhân mang mầm bệnh.

Bác sĩ Chung cho biết: “Chiếc chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh bây giờ là phải ngăn chặn được tình trạng siêu lây lan xảy ra”. Siêu lây lan được định nghĩa là khi một vật chủ trở thành vật chủ có nguy cơ lan truyền mầm bệnh mạnh hơn các vật chủ khác.

Trong một số trường hợp, siêu lây lan tuân thủ theo nguyên tắc 20/80, nghĩa là chỉ 20% vật chủ siêu lây lan chịu trách nhiệm cho 80% các ca bệnh mới. Ứng vào tình hình ở Trung Quốc hiện nay, bất kể một bệnh nhân mang mầm bệnh nào cũng có thể trở thành một vật chủ siêu lây lan, khi một bệnh nhân duy nhất đã lây nhiễm tới 14 nhân viên y tế cùng chăm sóc cho mình.

Cũng theo bác sĩ Chung, ưu tiên hàng đầu mà Trung Quốc cần tập trung là phải kiểm soát được dịch bệnh tại Vũ Hán – thành phố ở tỉnh Hồ Bắc có tới 11 triệu dân. Để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, bất kể ai có triệu chứng nhiễm virus 2019-nCoV đều phải bị cấm rời khỏi thành phố.

Thực tế, một số ca bệnh được ghi nhận ở tỉnh Quảng Đông là những người chưa từng đến Vũ Hán, ngụ ý rằng virus đã lan truyền từ các hành khách đi khỏi thành phố. Nguy cơ còn trở nên rõ ràng hơn, khi đợt bùng phát dịch bệnh tại Trung Quốc xảy ra vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, với ước tính hơn 3 tỷ chuyến đi sẽ được thực hiện chỉ trong dịp xuân vận kéo dài 40 ngày.

Virus 2019-nCoV viết tắt từ họ corona, chủng virus phát sáng dưới kính hiển vi giống với virus SARS và MERS. Nó gây ra các triệu chứng ho, sốt, khó thở. Phim chụp X-quang lồng ngực của người bệnh sẽ hiển thị các tổn thương xâm lấn ở cả hai bên lá phổi.


Chủng coronavirus mới có 80% gen trùng khớp với virus SARS trên dơi, và được cho là đã lây từ động vật sang người ở một khu chợ hải sản ở Vũ Hán. Khu chợ có điều kiện vệ sinh cực kỳ tệ hại, nhồi nhét cả ngàn con người với đủ loại hải sản sống và bị giết mổ, ngoài ra còn có cả gà, dơi, sóc, và nhiều động vật hoang dã khác.

Bác sĩ Chung cho biết: “Hiện chưa thể có một phác đồ đặc trị nào đối với loại coronavirus mới, chúng tôi mới chỉ đang tiến hành một số thí nghiệm thuốc trên động vật. Chúng tôi dự báo rằng số ca nhiễm virus sẽ còn tăng lên trong dịp xuân vận của Tết Nguyên Đán, và chúng tôi cần ngăn chặn sự xuất hiện của những bệnh nhân siêu lây lan”

Lời cảnh báo của bác sĩ Chung được đưa ra, cùng lúc với kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến các quan chức, phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn dịch bệnh.

Truyền hình nhà nước CCTV dẫn lời của ông Tập nói rằng dịch bệnh phải được xử lý một cách kiên quyết, việc bảo vệ sinh mạng và sức khỏe của mọi người dân nên được coi là ưu tiên hàng đầu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố thành lập một ủy ban quốc gia để phối hợp chống lại dịch bệnh.

Chỉ riêng tại Trung Quốc đã xác nhận 218 trường hợp bệnh nhân nhiễm virus gây bệnh viêm phổi bí ẩn, trong đó có 198 trường hợp ở Vũ Hán. Tuy nhiên, một báo cáo của Trung tâm Phân tích Bệnh truyền nhiễm Toàn cầu của Đại học Hoàng Gia London ước tính, có khả năng Vũ Hán đã phải tiếp nhận tới 1,723 bệnh nhân. Cơ quan y tế Trung Quốc không bình luận về con số ước tính và vẫn giữ nguyên số liệu của mình khi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó có 3 trường hợp đã tử vong.

Các trường hợp nhiễm virus 2019-nCoV cũng đã được phát hiện ở bên ngoài Trung Quốc. Thái Lan cho biết họ đã xác nhận hai khách du lịch Trung Quốc nhiễm chủng virus mới. Trong khi đó, một người Anh đi du lịch đến Thái Lan cũng thể hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV.

Hàn Quốc cũng phát hiện một người phụ nữ đi du lịch đến Vũ Hán đã nhiễm virus sau khi trở về nước. Và một người đàn ông Trung Quốc làm việc tại Nhật Bản cũng đã được xác nhận nhiễm bệnh.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực bao gồm Việt Nam, Nepal, Đài Loan và HongKong cho biết họ đang phải cách ly và theo dõi một số trường hợp nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV. Hiện chưa có bất kỳ một trường hợp tử vong nào do chủng virus mới gây ra được báo cáo bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).