Samsung Đã Làm Thế Nào Để Tiếp Tục Phát Triển Hệ Điều Hành Tizen?

24 Tháng Mười Một 201411:00 CH(Xem: 12629)
Samsung Đã Làm Thế Nào Để Tiếp Tục Phát Triển Hệ Điều Hành Tizen?
blank
Hình cnet.com

Vào tháng 2/2013, tại Hội Nghị Thế Giới Di Động Toàn Cầu được tổ chức tại Barcelona, gã khổng lồ công nghệ Samsung đã ra mắt hệ điều hành Tizen, được hợp tác phát triển bởi Samsung và Intel.

Tại hội nghị, các giám đốc điều hành Viễn Thông của công ty NTT Docomo (Nhật Bản) và Orange (Pháp) cũng có mặt để ủng hộ và cam kết sử dụng hệ điều hành trên các smartphone cao cấp, hứa hẹn sẽ cạnh tranh với hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google – hai hệ điều hành di động phổ biến nhất trên thế giới.

Kiyohito Nagata, giám đốc quản lý chiến lược tiếp thị cho NTT Docomo và là chủ tịch của Tizen Association, đã ca ngợi sự kiện ra mắt hệ điều hành mới là “nền móng của sự thành công trong tương lai của hệ điều hành và hệ sinh thái Tizen”.

Tuy nhiên, gần hai năm sau đó, ánh hào quang cùng với sự quan tâm của ngành công nghiệp công nghệ dành cho Tizen đã phai mờ.

Hai công ty NTT Docomo và Orange đã loại bỏ kế hoạch sử dụng Tizen OS trên thiết bị của mình. Thay vì đi theo hướng phát triển hệ điều hành mới trên các thiết bị cao cấp, Samsung hiện nay đang có ý định theo đuổi thị trường mới nổi với việc phát triển các smartphone giá rẻ chạy hệ điều hành Tizen. Theo một nguồn tin quen thuộc với kế hoạch của Samsung, công ty hy vọng sẽ ra mắt thiết bị đầu tiên tại Ấn Độ vào cuối năm 2014.

Con đường gập ghềnh của Tizen đến với với thị trường đã thể hiện rõ nét những khó khăn trong việc tạo ra một nền tảng di động mới, ngay cả đối với một công ty lớn và có tầm ảnh hưởng như Samsung. Việc phát triển hệ điều hành mới là một phần trong nỗ lực của Samsung thoát khỏi sự phụ thuộc vào Android, Tizen cũng có thể giúp Samsung tự bảo vệ mình và chống lại sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất smartphone giá rẻ hơn tại Trung Quốc và Ấn Độ. Samsung hiện đang hướng đến khoản giá không trợ là 100USD cho mỗi điện thoại, trực tiếp cạnh tranh với các điện thoại giá rẻ chạy hệ điều hành Android One của Google.

Tại một hội nghị các nhà phát triển tại San Franciso, kiến trúc sư trưởng của Samsung về hệ điều hành Tizen- Taesoon Jun cho biết hệ điều hành mới chỉ tập trung vào phân cấp tầm thấp và tầm trung.

Tuy nhiên, do việc không nhất quán được một số điểm thích hợp với Tizen, kế hoạch về việc ra mắt tại Ấn Độ của Samsung có thể thay đổi.Công ty đã nhiều lần trì hoãn việc ra mắt điện thoại Tizen đầu tiên kể từ mùa hè năm 2013. Trước đó vào tháng 6/2014, Samsung cũng đã tiết lộ về điện thoại Samsung Z chạy Tizen OS và dự định sẽ ra mắt tại Nga vào quý III/2014, nhưng cuối cùng việc ra mắt đã bị trì hoãn vô thời hạn.

Đánh vào phân khúc giá rẻ:

Cách tiếp cận trước đây của Samsung là hướng tới các thị trường mới nổi thông qua việc bán phá giá các điện thoại đời cũ được tích hợp với các thành phần rẻ hơn. Chiến lược trên đã giúp Samsung trở thành nhà cung cấp điện thoại lớn nhất ở các nơi như Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện tại, các công ty địa phương như Xiaomi của Trung Quốc và Micromax của Ấn Độ đang sản xuất các thiết bị có tính năng tốt hơn nhưng giá thành lại rẻ hơn, cho phép công ty giành lấy vị trí của Samsung.

Công ty công nghệ Hàn Quốc đã thừa nhận vấn đề vào tháng 10/2014 khi cho biết rằng cuộc đấu tranh trong những thị trường mới nổi đã góp phần làm giảm 60% lợi nhuận của công ty trong quý III/2014. Công ty cam kết rằng sẽ phát hành các thiết bị chất lượng cao hơn cho các quốc gia đang phát triển và cạnh tranh về giá tốt hơn.

blank
Hình cnet.com

Tuy nhiên, Samsung phải đối mặt với một mối đe dọa lớn từ chương trình Android One của Google. Sáng kiến ra mắt vào tháng 9/2014, được thiết kế nhằm giảm giá thành các smartphone Android, tạo cơ hội cho nhiều người tiếp cận với thiết smartphone hơn, và mang lại một trải nghiệm nhất quán hơn trên hệ điều hành Android, đảm bảo người dùng có thể gắn bó với các dịch vụ của Google. Việc gã khổng lồ Internet đang tạo ra khá nhiều huyên náo về Android One, cho thấy công ty đang nhấn mạnh tầm quan trọng của các thị trường mới nổi cho sự phát triển trong tương lại.

Hệ điều hành di động Android One được tung ra đầu tiên ở Ấn Độ và sẽ đến các quốc gia Nam Á vào cuối năm 2014. Trong lần ra mắt vừa qua, Google không chỉ hợp tác với ba nhà sản xuất thiết bị Ấn Độ - Micromax, Karbonn và Spice để tạo ra bộ ba smartphone giá 100USD, công ty còn hợp tác với nhà mạng không dây Bharti Airtel – nhà mạng di động lớn nhất Ấn Độ.

Trong khi đó, việc phát triển Tizen không được nhiều suôn sẻ. Samsung đã gặp một số vấn đề khi phần cứng và phần mềm đã sẵn sàng và phải đấu tranh với sự hỗ trợ của các nhà mạng. Bên cạnh đó, hệ điều hành mới vẫn còn thiếu các ứng dụng và tính năng cần thiết, bao gồm cả những tên tuổi lớn như Facebook và WhatsApp trên kho ứng dụng.


Trong khi Samsung đang hướng tới thành công “giât gân” đầu tiên tại Ấn Độ, các đối tác của công ty vẫn còn hoài nghi liệu công ty sẽ đạt được thành công sau một đêm hay không.

Lịch sử đầy biến động của Tizen

Việc ra mắt hệ điều hành mới đã bị cản trở do những lần trì hoãn, một điều gì đó đã làm các nhà mạng đối tác của Samsung lo lắng. Một số nhà mạng đồng ý bán thiết bị vào kỳ nghỉ lễ năm 2013 đã rút lui thay vì giữ nguyên thỏa thuận trước đó.

Và trong khi các nhà mạng không dây như Sprint, Organge và Vodafone là một phần của Tizen Asssociation, cũng không tham gia tích cực. nhà mạng Sprint đã tham gia Tizen Association, rút lui và sau đó tái gia nhập. Các nhà mạng khác như Telefornica cũng chọn rút lui. Một số đối tác đã bày tỏ những lo ngại về sự phát triển của Tizen.

Tiếp đến là NTT DoCoMo, công ty đầu tiên đề xướng chương trình Tizen, đã dẹp bỏ kế hoạch của mình vào đầu năm 2014 trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ảm đạm ngoài Android hoặc iOS. Hơn thế nữa, nhà mạng Pháp – Orange cũng đã tuyên bố rút lui vào cuối năm 2013.

Thay vì làm việc với các nhà mạng, tháng 6/2014 Samsung đã công bố viêc ra mắt chiếc Samsung Z, một dòng smartphone cao cấp tại thị trường Nga. Việc ra mắt điện thoại tại quốc gia này sẽ dễ dàng hơn cho Samsung bởi lẽ thị trường Nga ít phụ thuộc vào các nhà mạng hơn những nơi như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Dù vậy, tháng 7/2014 công ty đã trì hoãn vô thời hạn việc ra mắt các thiết bị với lý do “nâng cao hơn nữa hệ sinh thái Tizen”.

Giám đốc đồng điều hành Samsung – JK Shin trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2013 cũng cho biết công ty muốn Tizen là “hệ điều hành của tất cả mọi thứ”. Đa hội tụ là một lĩnh vực mà công ty có thể làm tốt nhất, vì công ty có các bộ phận khác nhau nhằm hỗ trợ tốt nhất thiết bị mà Tizen có mặt và đã hoàn thành các sản phẩm.

Cho đến nay, các thiết bị chạy trên hệ điều hành Tizen chỉ là một vài chiếc smartwatch của Samsung, bao gồm Gear S mà một số máy ảnh kỹ thuật số của hãng. Công ty công nghệ Hàn Quốc cũng đang tiến hành chạy Tizen trên TV, đồ gia dụng và ô tô, một số dự kiến sẽ có mặt vào tháng 1/2015 tại sự kiện Consumer Electronics Show tại Las Vegas.

Để mắt đến các nhà phát triển:

blank
Hình cnet.com

Đối với việc Tizen sẽ được sử dụng rộng rãi trên tất cả mọi thứ từ smartphone đến xe hơi, hệ điều hành cần có các ứng dụng tương thích, vấn đề mà Samsung chưa giải quyết được. Công ty đã đưa ra giải thưởng hàng triệu USD và thành lập quỹ cho những nhà phát triển tạo ra các ứng dụng cho Tizen. Samsung cũng đang làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất ứng dụng để có thể cung cấp các ứng dụng hỗ trợ hệ điều hành, nhưng vấn đề kho ứng dụng vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự trì hoãn việc ra mắt các smartphone mới của công ty.

Tizen Association đã làm việc cật lực để thu hút sự hỗ trợ của nhà phát triển, tổ chức các cuộc thi lập trình và các sự kiện khác. Tại hội nghị các nhà phát triển trong tuần thứ hai của tháng 11/2014, công ty cũng đề cập đến phần mềm mới trong bài phát biểu của buổi khai mạc.

Samsung cũng đã treo một “củ cà rốt” trước mặt các nhà phát triển, cam kết sẽ cung cấp 100% doanh thu từ các ứng dụng dành cho smartphone của họ (trừ đi một khoản “phí thanh toán”) trong kho ứng dụng Tizen sớm được ra mắt, so với 70% chi phí mà các công ty nhận được từ Google và Apple. Chia sẻ lợi nhuận sẽ không áp dụng cho các smartwatch chạy hệ điều hành Tizen của Samsung, tuy nhiên đề nghị chỉ áp dụng cho 5 năm đầu tiên, sau đó Samsung sẽ nhận 30% như thường lệ.

Điều kiện của Samsung đủ để thu hút một số nhà phát triển ứng dụng. Ứng dụng chia sẻ vị trí Glympse, đã hợp tác với Samsung trên các thiết bị mang mặc và các thiết bị khác, đang lên kế hoạch ra mắt một ứng dụng thông minh cho Tizen - mặc dù công ty đã do dự trước đó.

Sự chuyển hướng của Samsung nhằm đẩy mạnh việc ra mắt Tizen đầu tiền trên các thiết bị di động giá rẻ thay vì các thiết bị cao cấp - thay đổi cách nhìn của một số nhà phát triển dành cho hệ điều hành Tizen. Hầu hết người dùng ở những nơi như Ấn Độ có ít thu nhập khả dụng có thể chi tiêu cho các ứng dụng hoặc dịch vụ mới. Thay vào đó, các nhà phát triển phải tìm cách tính chi phí các tính năng tùy chọn trên ứng dụng thay vì tính phí cho các dịch vụ riêng. Các nhà phát triển cũng cần tạo ra các ứng dụng “nhẹ hơn” để chúng tiêu thụ ít dữ liệu hơn.

Một số nhà phát triển ứng dụng khác cho biết vẫn đang trì hoãn việc phát triển ứng dụng cho smartphone chạy hệ điều hành Tizen. Hầu hết cho biết họ không chắc chắn về việc thiếu các nguồn lực và nhu cầu dành cho điện thoại Tizen đã làm cho việc đặt cược vào hệ điều hành trở nên mạo hiểm.
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).