AP – Trung Quốc Trì Hoãn Cung Cấp Thông Tin Covid-19, Làm Khó WHO

02 Tháng Sáu 20207:30 CH(Xem: 3350)
AP – Trung Quốc Trì Hoãn Cung Cấp Thông Tin Covid-19, Làm Khó WHO
AP – Trung Quốc Trì Hoãn Cung Cấp Thông Tin Covid-19, Làm Khó WHO

Tin tức trong bài bên dưới trích lược từ bài đăng “China delayed releasing coronavirus info, frustrating WHO” – đăng tải trên trang AP.

Trong suốt tháng 01/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công khai ca ngợi Trung Quốc về cái mà họ gọi là sự phản ứng tốc độ với dịch bệnh Covid-19. WHO cũng nhiều lần bày tỏ sự cảm kích với chính phủ Trung Quốc vì đã chia sẻ "ngay lập tức" bản đồ gen của virus corona chủng mới, và cho rằng nỗ lực và cam kết minh bạch về dịch bệnh của Trung Quốc là "rất ấn tượng, trên cả ngôn từ”

Nhưng phía sau hậu trường, lại là một câu chuyện khác – những phản ứng công khai của WHO là "hoàn toàn khác".  Đó là một trong những sự trì hoãn lớn nhất của Trung Quốc và cũng gây mệt mỏi đáng kể với các quan chức WHO vì họ không thể có đủ thông tin cần thiết để chống dịch.

Bất chấp những lời tán tụng công khai, trên thực tế Trung Quốc đã trì hoãn việc công bố bản đồ gen của virus corona chủng mới trong hơn một tuần sau khi 3 phòng thí nghiệm chính phủ khác đã giải mã toàn bộ thông tin. Các phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc cũng chỉ công bố bảng mã gen của virus sau khi một phòng thí nghiệm khác đã công bố thông tin trước trên trang web của một nhà virus học ngày 11/01/2020.

Nguyên nhân của sự trì hoãn là sự kiểm soát chặt chẽ với thông tin bản đồ gen virus, và cũng do cả sự cạnh tranh trong hệ thống y tế cộng đồng của Trung Quốc.

Thời điểm đó, trong một cuộc họp nội bộ, nhà dịch tễ học người Mỹ, bà Maria Van Kerkhove, hiện là người phụ trách kỹ thuật trong chiến dịch chống Covid-19 của WHO, cho biết: "Chúng ta vẫn đang tiếp tục với một lượng thông tin rất tối thiểu. Rõ ràng là không đủ để quý vị có thể lên kế hoạch hợp lý".

Câu chuyện "hậu trường" liên quan tới những phản ứng ban đầu với đại dịch Covid-19 xảy ra vào thời điểm cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc đang đối mặt với sức ép rất lớn từ công luận, đặc biệt từ Mỹ. Thứ Sáu (29/05/2020), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ với WHO, theo đó cũng sẽ dừng đóng góp khoản ngân sách khoảng 450 triệu USD mỗi năm cho tổ chức.


Trong khi đó, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ chi 2 tỷ USD trong hai năm tới để chống lại Covid-19, nói rằng Trung Quốc luôn cung cấp thông tin cho WHO và thế giới một cách kịp thời nhất.

Nhưng theo các tài liệu ghi âm/ghi hình những cuộc họp nội bộ do WHO tổ chức trong suốt tháng 01/2020, Trung Quốc đã trì hoãn thêm ít nhất 2 tuần nữa trong việc cung cấp dữ liệu chi tiết về người bệnh và số ca bệnh cho WHO. Và các quan chức WHO đã phải tán dương Bắc Kinh công khai vì họ muốn được cung cấp thêm thông tin từ chính phủ Trung Quốc.

Còn trong các cuộc họp riêng trong tuần bắt đầu từ ngày 06/01/2020, giới chức WHO phàn nàn với nhau việc Trung Quốc không chia sẻ đủ dữ liệu để có thể đánh giá đúng mức tính chất lây nhiễm virus corona chủng mới từ người sang người, hay mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh với thế giới, theo đó làm lãng phí một khoảng thời gian quý giá để ngăn dịch.

Bác sĩ Michael Ryan, trưởng khoa cấp cứu của WHO, nói với các đồng nghiệp rằng đã đến lúc thay đổi và tạo áp lực nhiều hơn với Trung Quốc, vì sợ lắp lại lịch sử như dịch SARS hồi năm 2002, cũng bắt đầu từ Trung Quốc.

WHO đã đồng ý việc phải tiến hành một cuộc điều tra về việc đại dịch Covid-19 đã được xử lý trên toàn cầu như thế nào. Sự chậm trễ trong việc phát hành thông tin bộ gen đã cản trở nỗ lực phát hiện sự lây lan của nó sang các quốc gia khác, cùng với nỗ lực xét nghiệm, nghiên cứu thuốc và vắc-xin. Ali Mokdad, giáo sư tại Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tại Đại học Washington, cho biết: “Chúng ta đã có thể cứu nhiều mạng sống hơn và tránh được nhiều trường hợp tử vong hơn”. Tuy nhiên, Mokdad và các chuyên gia khác cũng lưu ý rằng nếu WHO làm căng với Trung Quốc, tình huống có thể trở nên tồi tệ hơn vì nguy cơ WHO không nhận được thêm bất kỳ thông tin nào nữa.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).