Hai Công Ty Trung Quốc Bị Mỹ Xếp Vào Danh Sách Đen Quốc Phòng

30 Tháng Mười Một 202011:00 CH(Xem: 2898)
Hai Công Ty Trung Quốc Bị Mỹ Xếp Vào Danh Sách Đen Quốc Phòng
Hai Công Ty Trung Quốc Bị Mỹ Xếp Vào Danh Sách Đen Quốc Phòng

Theo trang Reuters, chính quyền Trump có kế hoạch đưa hãng chíp Trung Quốc (Semiconductor Manufacturing International Corp – SMIC) và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corp - CNOOC) vào "danh sách đen" quốc phòng, gồm các công ty được xác định thuộc sở hữu hoặc do quân đội Bắc Kinh kiểm soát.

SMIC và CNOOC sẽ bị hạn chế tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ. Động thái được dự báo sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước đó, Reuters cũng đưa tin cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch đưa thêm 4 công ty Trung Quốc thuộc sở hữu hoặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát vào "danh sách đen", nâng tổng số công ty bị ảnh hưởng lên 35.

Hiện chưa rõ khi nào danh sách đen sẽ chính thức được công bố. Tuy nhiên, những công ty bị liệt vào danh sách bao gồm Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc.

Đại diện của SMIC cho biết đang tiếp tục tham gia thảo luận với tinh thần xây dựng và cởi mở cùng chính phủ Mỹ, đồng thời khẳng định các sản phẩm và dịch vụ của công ty chỉ dành cho mục đích dân sự và thương mại. Họ cho biết trong một tuyên bố: "Công ty chúng tôi không có quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất sản phẩm cho bất kỳ đơn vị hay cá nhân nào có mục đích quân sự"

SMIC là hãng sản xuất chíp hàng đầu Trung Quốc và phụ thuộc lớn vào những thiết bị nhập từ các nhà cung cấp Mỹ. Tháng 09/2020, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo yêu cầu các doanh nghiệp phải xin giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC. Thông báo được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ kết luận rằng việc cung cấp thiết bị cho SMIC gây ra "rủi ro không thể chấp nhận được", khi các thiết bị có thể được dùng cho mục đích quân sự.

Việc đưa thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách đen quốc phòng, cùng loạt chính sách thương tự, là động thái nhằm củng cố di sản với lập trường cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh của Tổng thống Donald Trump trước thời hạn mãn nhiệm. Những động thái trên cũng nằm trong nỗ lực của Washington nhằm ngăn cản Bắc Kinh tận dụng các tập đoàn dân sự cho mục đích quân sự - điều mà chính quyền Mỹ đang cáo buộc.

Trong tháng 11/2020, chính quyền Tổng thống Trump được cho là chuẩn bị công bố 89 công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cùng các doanh nghiệp khác có liên quan tới quân đội vào "danh sách đen" bị hạn chế mua hàng hóa và công nghệ Mỹ. Đầu năm 2020, một số công ty Trung Quốc như Hikvision, China Telecom và China Mobile đã bị xếp vào danh sách đen.

Tổng thống Donald Trump cũng ký một sắc lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty trong "danh sách đen", có hiệu lực từ tháng 11/2021. Hiện Quốc hội và chính quyền Washington ngày càng tìm nhiều cách nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vốn Mỹ của các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy định, dù việc này có thể ảnh hưởng tới Phố Wall.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).