Một Người Phụ Nữ Ở Anh Đã Thoát Khỏi Mù Lòa Nhờ “Bionic Eye” – Cấy Chip Sinh Học Điện Tử Sau Võng Mạc

07 Tháng Giêng 201611:56 CH(Xem: 9531)
Một Người Phụ Nữ Ở Anh Đã Thoát Khỏi Mù Lòa Nhờ “Bionic Eye” – Cấy Chip Sinh Học Điện Tử Sau Võng Mạc
blank
Rhian Lewis là người đầu tiên ngoài nước Đức được tiến hành cấy ghép chip sinh học điện tử để giúp khôi phục thị lực. Theo đó, sau hơn 16 năm, đôi mắt của bà Lewis đã có thể hoạt động như bình thường nhờ một con chip học sinh điện tử được cấy vào phía sau võng mạc mắt phải.

Cụ thể, bà Rhian Lewis – 49 tuổi – bị mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố, một chứng bệnh thoái hóa võng mạc dạng di truyền tại màng nhạy cảm ánh sáng ngay phía sau mắt, dẫn tới tình trạng bị mất dần thị lực từ khi bà mới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh này ở Anh là 1/3000, và hiện chưa có thuốc chữa. Mắt phải của bà Rhian Lewis đã bị mù hoàn toàn hơn 16 năm, còn mắt trái có tầm nhìn rất hạn chế.

Trong cuộc thử nghiệm của bệnh viện John Radcliffe thuộc đại học Oxford, các bác sĩ sẽ cấy một con chip sinh học được chế tạo bởi công ty Retina Imlant AG đến từ Đức, có kích thước 3x3 mm, chứa 1500 bộ cảm biến ánh sáng có trách nhiệm gửi tín hiệu điện tới tế bào thần kinh. Các tín hiệu sẽ được xử lý trước bởi một máy tính siêu nhỏ nằm dưới lớp da sau tai trước khi trả kết quả về não bộ. Chiếc máy tính hoạt động nhờ một cuộn dây từ tính đặt ngoài da. Nhìn bên ngoài, những người được cấy ghép sẽ trông giống như đang đeo máy trợ thính.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 8 giờ, được tiến hành từ tháng 06/2015, sau đó bà Lewis được các bác sĩ thường xuyên tiến hành theo dõi tiến triển thị lực, vì theo các chuyên gia thì phải mất vài tháng để não bộ có thể làm quen với những tín hiệu mới hình ảnh mới, bắt đầu với 2 màu trắng và đen.

Thời gian đầu khi chip sinh học bắt đầu làm việc, bệnh nhân sẽ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. Qua vài tuần, khi bộ não học được cách chuyển đổi tín hiệu nhấp nháy thành vật thể và hình dạng rõ ràng. Tuy nhiên, những hình ảnh được nhìn thấy lúc đầu chỉ có màu đen trắng và hơi vỡ.

Rhian Lewis cho biết, bà có thể điều khiển con chip nhờ sóng phát ra thao tác một thiết bị nhỏ cầm tay mặt kính. Bà có thể điều chỉnh độ nhạy sáng, độ tương phản và tần số làm tươi.

Chia sẻ cảm giác của mình ngay sau khi có thể nhìn thấy đồng hồ đang chỉ vào lúc 3 giờ chiều, bà Lewis cho biết: “Các bác sĩ nói rằng có thể tôi sẽ không tương thích với thiết bị, nhưng rồi trong vài giây, tôi thấy trong chớp mắt – điều chưa từng xảy ra trong 16 năm nay. Lạy Chúa! Cảm giác đó thật tuyệt vời! Giống như nhận được quà Giáng Sinh vậy!".

Thực tế, chip sinh học chữa các bệnh về thị lực đã xuất hiện từ năm 2012, nhưng chỉ có thể hỗ trợ một số hội chứng về mắt đơn giản, và được thử nghiệm 1 cách hạn chế ở nước Đức. Bà Rhian Lewis là trường hợp đầu tiên được thử nghiệm với thế hệ mới của chip ngoài nước Đức.
56Vote
43Vote
30Vote
20Vote
12Vote
411
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).