Ấn Độ Thông Qua Dự Luật Công Dân Gây Tranh Cãi

14 Tháng Mười Hai 20197:45 SA(Xem: 4490)
Ấn Độ Thông Qua Dự Luật Công Dân Gây Tranh Cãi
Ấn Độ Thông Qua Dự Luật Công Dân Gây Tranh Cãi

Tháng 12/2019, Quốc hội Ấn Độ thông qua dự luật cấp quyền công dân cho người nhập cư từ ba nước Afghanistan, Bangladesh và Pakistan, nhưng không gồm người Hồi giáo.

Dự luật Sửa đổi Quyền công dân (CAB) gây tranh cãi được thông qua tại thượng viện hôm 11/12/2019 với 125 phiếu thuận và 105 phiếu chống. Trước đó một ngày, dự luật cũng được các nghị sĩ Hạ viện phê chuẩn. Dự luật sẽ được trình lên Tổng thống để được ký thành luật.

Theo dự luật mới, người dân thuộc cộng đồng tôn giáo thiểu số gồm Hindu giáo, đạo Sikh, Phật giáo, Jains, Parsis và Kitô giáo từ các nước Afghanistan, Bangladesh và Pakistan sẽ được cấp quyền công dân tại Ấn Độ. Tuy nhiên, người Hồi giáo ở ba quốc gia trên không thuộc diện được cấp quyền công dân tại Ấn Độ theo dự luật.

Chính phủ Ấn Độ cho rằng dự luật tìm cách bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số đang chạy trốn sự ngược đãi tại quốc gia của họ. Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi đăng Twitter rằng dự luật được thông qua là bước ngoặt đối với Ấn Độ và giảm sự đau khổ, ngược đãi mà nhiều người đang phải đối mặt trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, các đảng đối lập nói rằng dự luật vi hiến vì cấp quyền công dân dựa trên tôn giáo và sẽ gạt ra ngoài cộng đồng Hồi giáo 200 triệu người tại quốc gia 1.3 tỷ dân. Tại các bang đông bắc, người dân lo ngại việc trao quyền công dân cho lượng lớn người nhập cư sẽ thay đổi bản sắc dân tộc của khu vực và lối sống của họ, bất kể tôn giáo.

Theo các nhà phê bình, việc chính phủ Ấn Độ tuyên bố dự luật bảo vệ các cộng đồng tôn giáo thiểu số là không thuyết phục bởi nó loại trừ các nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị ngược đãi ở các nước láng giềng. Những người chỉ trích còn cho rằng dự luật là một ví dụ khác về cách Modi và đảng BJP của ông tăng cường ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Hindu giáo với quốc gia thế tục.

BJP được bầu lại hồi tháng 05/2019, có nguồn gốc từ phong trào cánh hữu Hindu giáo của Ấn Độ, nhiều tín đồ trong đó coi Ấn Độ là một quốc gia Hindu giáo. Hồi tháng 08/2019, chính phủ Ấn Độ đã tước bỏ quyền tự trị của khu vực Jammu và Kashmir, nơi đa số dân theo đạo Hồi, giúp New Delhi kiểm soát nhiều hơn các vấn đề của khu vực.

Tháng 11/2019, tòa án tối cao Ấn Độ cho phép người Hindu giáo xây ngôi đền trên thánh địa tranh chấp hàng thế kỷ, có ý nghĩa đối với cả người Hindu giáo và Hồi giáo. Phán quyết được coi là một đòn giáng mạnh vào người Hồi giáo, diễn ra vào thời điểm người Hồi giáo ngày càng coi mình là công dân hạng hai ở Ấn Độ.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc