Cuộc Chiến Giữa Kosovo – Serbia Làm Đồng Hồ Châu Âu Đi Chậm Lại

13 Tháng Ba 201812:00 SA(Xem: 4911)
Cuộc Chiến Giữa Kosovo – Serbia Làm Đồng Hồ Châu Âu Đi Chậm Lại
Cuộc Chiến Giữa Kosovo – Serbia Làm Đồng Hồ Châu Âu Đi Chậm Lại

Khoảng giữa tháng 03/2018, Ban Điều hành Mạng lưới Truyền tải Điện Châu Âu ENTSOE tuyên bố rằng Hệ thống Năng lượng Lục địa Âu, một lưới điện kết nối 25 nước Châu Âu, đã trải qua một đợt thiếu điện hồi giữa tháng 01/2018.

 

Hậu quả là toàn bộ những chiếc đồng hồ điện tử tại Châu Âu đã chạy chậm lại gần 6 phút trong vòng 1.5 tháng. Những thiết bị chậm giờ bao gồm đồng hồ lò vi sóng, lò nướng, hệ thống radio và những thiết bị tương tự trên toàn Châu Âu.

 

Sau đó, ENTSOE tiếp tục đưa ra một tuyên bố chỉ ra rằng cuộc những xung đột giữa Serbia và Kosovo về chi phí điện đã khiến toàn bộ Châu Âu thiếu điện và khiến đồng hồ chạy chậm. Sự việc giữa hai đất nước đã khiến toàn bộ lưới điện Châu Âu sụt giảm khoảng 113 Gigawatt giờ điện. Điều này khiến cho tần số dòng điện của lưới điện giảm xuống dưới mức 50 Hertz – số lần điện áp của lưới điện đạt giá trị cực đại mỗi giây, như Châu Âu, vòng xoay điện áp sđạt 50 lần mỗi giây. Rất nhiều đồng hồ điện tử đo đạc giờ bằng cách đo tần số dòng điện cung cấp điện cho nó. Nên nếu tần số tự nhiên giảm, tốc độ đồng hồ cũng sẽ giảm.

 

ENTSOE cho biết thêm điều này chưa từng xảy ra và sẽ không thể tiếp tục xảy ra. Cùng với những phương pháp kỹ thuật nhằm khắc phục vấn nạn, cần có thêm những biện phải xoa dịu căng thẳng giữa hai nước Serbia và Kosovo, vốn có lịch sử đầy sóng gió. Cuối năm 1990, giữa hai nơi nổ ra một cuộc chiến đẫm máu, kết quả của nó đã khiến tỉnh Kosovo tách riêng ra khỏi Serbia và tuyên bố độc lập hồi năm 2008, nền độc lập mà Serbia tuyên bố sẽ không bao giờ chấp thuận. Cuộc chiến kết thúc hồi năm 1999, nhưng vẫn còn 4 thành phố thuộc miền Bắc Kosovo vẫn trung thành với Serbia.

 

Quay trở lại vấn đề điện. Serbia và Kosovo là 2 nước thuộc Hệ thống Năng lượng Lục Địa Âu. Theo thỏa thuận, Kosovo phải cân bằng được cung và cầu điện trên lưới điện, còn Serbia phải giúp Kosovo đảm bảo được nhiệm vụ.

 

Có vẻ như thỏa thuận giữa hai nước không được suôn sẻ, dẫn đến việc Kosovo thiếu hụt 113 GWh điện, khiến cho toàn bộ lưới điện Châu Âu vốn được đồng bộ với nhau cũng bị thiếu hụt. Dù chưa đủ lớn để gây ra mất điện, nhưng con số cũng đủ để khiến cho tần số lưới điện thụt giảm xuống còn 49.996 Hertz.

 

ENTSOE cho rằng phải có người đền bù cho những tổn thất đã gây ra. Dù không nói rõ là Serbia hay Kosovo sẽ phải trả lời cho vấn đề. Theo Swissgrid, nơi vận hành mạng lưới điện của Thụy Sỹ, tần số lưới điện hiện tại của toàn Châu Âu là 49.996 Hertz. Không sai lệch nhiều so với quy chuẩn 50, nhưng theo thời gian, hiện đồng hộ điện tử đã lệch khoảng 344 giây – tương đương 5.7 phút. Nếu tần số xuống dưới mức 47.6 Hertz, các thiết bị sẽ tự động ngắt khỏi lưới điện.

 

Người dân Châu Âu có thể tự đặt lại đồng hồ cho mình, họ vẫn sẽ có thể dựa vào lưới điện để đo giờ tự động khi mọi việc trở lại bình thường. Vấn đề quan trọng không phải là giải quyết kỹ thuật, mà là dàn hòa về mặt chính trị.

57Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
57
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).