Ngày Càng Có Nhiều Người Tử Vong Bởi Kháng Kháng Sinh Hơn Bao Giờ Hết

14 Tháng Mười Một 20181:25 SA(Xem: 4753)
Ngày Càng Có Nhiều Người Tử Vong Bởi Kháng Kháng Sinh Hơn Bao Giờ Hết
Ngày Càng Có Nhiều Người Tử Vong Bởi Kháng Kháng Sinh Hơn Bao Giờ Hết

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases, chỉ 5 bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh đã giết chết 33,000 người ở Châu Âu mỗi năm.

 

Thông tin tiếp tục cho thấy vi khuẩn kháng thuốc là một trong những mối đe dọa cấp bách nhất đối với sức khỏe toàn cầu hiện nay, và cuộc khủng hoảng đang cướp đi nhiều mạng sống hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.

 

Nghiên cứu mới nhấn mạnh kháng kháng sinh đang đặt ra những thách thức cực kỳ lớn trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Nó không phải là một vấn đề nhỏ, khi các nhà khoa học tính toán con số tử vong và cả gánh nặng tài chính mà các bệnh nhiễm khuẩn kháng kháng sinh gây ra tương đương cả 3 bệnh lao, cúm và HIV / AIDS cộng lại. Hơn nữa, khoảng 75% các gánh nặng là do nhiễm trùng trong bệnh viện, khi bệnh nhân nhiễm khuẩn kháng kháng sinh trong bệnh viện chứ không phải môi trường sống bên ngoài. Điều này cho thấy chính các cơ sở y tế cũng đang bế tắc trong việc ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của các siêu khuẩn.

 

Điều tương tự cũng diễn ra trên khía cạnh điều trị. Đối với các bệnh nhân nhiễm trùng kháng kháng sinh, họ đang phải đứng ở một ranh giới rất mong manh, nơi chỉ có một hoặc hai loại kháng sinh mạnh nhất còn giữ được hiệu lực đến cuối cùng.

 

Ở Châu Âu, các nhà nghiên cứu phát hiện các bệnh nhiễm trùng có khả năng kháng lại 2 kháng sinh mạnh nhất là carbapenems và colistin chiếm tới 39% gánh nặng điều trị. Đây là một sự gia tăng đáng lo ngại từ năm 2007, và điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều người bị mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, khó điều trị và phải tiêu tốn vào đó rất nhiều tiền bạc. Đáng buồn là thực trạng không chỉ giới hạn ở Châu Âu, mà nó đang xảy ra trên toàn thế giới. Nếu vẫn không thể làm gì để ngăn chặn sự trỗi dậy của vi khuẩn kháng kháng sinh, con số tử vong trên toàn cầu có thể tăng từ mức 700,000 người mỗi năm hiện nay lên đến 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050.

 

Đó là một viễn cảnh đáng sợ khiến Tổ chức Y tế thế (WHO) giới phải gấp rút thúc đẩy việc tìm kiếm cách giải quyết. Mục tiêu hiện nay vẫn là đi tìm các loại kháng sinh mới, có khả năng chống lại các siêu vi khuẩn mà chưa bị kháng lại.

 

Hồi năm 2017, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA cho biết đã phê duyệt được 2 loại kháng sinh mới, trong đó, một loại đã trải qua tất cả các thử nghiệm lâm sàng và chỉ chờ được cấp phép. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu PEW của Mỹ, hiện còn có 16 loại kháng sinh đang được thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 1, 14 loại tiến tới giai đoạn 2 và 15 loại kháng sinh nữa đang trong giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng.

 

Một hướng đi khác là kết hợp các loại kháng sinh cũ. Một nhóm các nhà khoa học đã tạo ra được hơn 8,000 công thức kết hợp từ 4-5 loại kháng sinh để chống lại vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng muốn tìm cách tinh chỉnh các loại kháng sinh cũ để tăng hiệu lực cho chúng. Một hướng tiếp cận đầy hứa hẹn nữa là sử dụng liệu pháp thể thực khuẩn, dùng những con virus chỉ lây nhiễm trên vi khuẩn để tiêu diệt chúng.

 

Chắc chắn con người sẽ còn phải làm rất nhiều điều để có thể chiến thắng siêu vi khuẩn trong thời kỳ hậu kháng sinh. Nhưng trước khi mà các nhà khoa học tìm ra được một loại thuốc hay phương pháp nào đó giúp chúng ta chiếm được ưu thế áp đảo so với siêu vi khuẩn, các biện pháp phòng ngừa vẫn phải được ưu tiên. Trên quy mô của y tế cộng đồng, đó là việc thực hiện các mô hình quản lý kháng sinh AMS (Antimicrobial stewardship), nhắm đến việc hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng loại kháng sinh để bảo toàn hiệu lực cho chúng.

 

Điều đó có nghĩa là kháng sinh chỉ được phép sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết và phải tạo ra được hiệu quả cao nhất có thể. Để làm được điều này, chúng ta cần tổ chức nhiều đội ngũ chuyên gia xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh, danh mục kháng sinh hạn chế, tiêu chí mức độ kháng thuốc, khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh, đào tạo tập huấn cho nhiều đối tượng.

 

Riêng mỗi cá nhân cần biết rằng việc phòng ngừa vi khuẩn kháng kháng sinh là nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cuộc chiến. Không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh như cảm cúm. Không nên tự ý mua bán thuốc kháng sinh phải được kê đơn. Trong trường hợp phải điều trị kháng sinh, cần tuân thủ nghiêm ngặt liều và thời gian điều trị. Kết hợp các biện pháp sẽ giúp chúng ta giảm tác động và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, đồng thời cứu lấy mạng sống của hàng triệu người trong tương lai.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc