Các Nhà Khoa Học Harvard Sẽ Tiến Hành "Che Bớt Mặt Trời" Trong Mùa Xuân 2019

09 Tháng Mười Hai 201811:44 CH(Xem: 5259)
Các Nhà Khoa Học Harvard Sẽ Tiến Hành "Che Bớt Mặt Trời" Trong Mùa Xuân 2019
Các Nhà Khoa Học Harvard Sẽ Tiến Hành - Che Bớt Mặt Trời - Trong Mùa Xuân 2019

Khoảng đầu tháng 12/2018, một số nguồn tin cho biết, nhóm các nhà khoa học tại Harvard lên kế hoạch giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu bằng cách chặn đứng ánh sáng Mặt trời. Khái niệm “che ánh Mặt trời” đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu thực sự sẽ che Mặt trời để giúp Trái đất bớt nóng.

 

Dự án có tên Thử nghiệm Xáo trộn Tầng bình lưu Có kiểm soát (SCoPEx) sẽ chi ra 3 triệu USD, đưa lên vùng trời miền Tây Nam nước Mỹ các bóng bay khí tượng. Một khi bóng đạt tới độ cao 20 km, nó sẽ đổ ra tầng bình lưu các hạt calcium carbonate nhỏ. Dự kiến, những bóng bay đầu tiên sẽ lên không trong mùa xuân 2019.

 

Dựa trên các nghiên cứu biến đổi khí hậu xảy ra sau khi một vụ núi lửa phun trào, các nhà khoa học có lập luận vững chắc để tiến hành thử nghiệm. Hồi năm 1991, Núi lửa Pinatubo tại Philippines phun trào, thải ra hơn 22 triệu tấn sulfur dioxide ra tầng bình lưu, tạo thành một "tấm chăn" phủ lên Trái đất. Nó đã chặn ánh Mặt trời, làm toàn bộ Trái đất nguội đi 0.5 độ C trong vòng gần 1.5 năm.

 

Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường và chính phủ các nước càng cởi mở hơn với phương pháp chặn bớt ánh sáng Mặt trời, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng vẫn là giảm thiểu việc nóng lên toàn cầu. Có rất nhiều phương pháp như: giảm khí thải, hút bớt khí CO2 từ môi trường và hiển nhiên, có cả chặn bớt ánh sáng Mặt trời... Hai cách thức đầu đều đã được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng cách thức thứ nghe rất phi thực tế, nhiều người còn cho rằng nó gây nguy hiểm khi tự đưa chất hóa học vào bầu không khí một cách có chủ đích. Khá nhiều ý kiến đang lo về ảnh hưởng lên mùa màng toàn cầu cũng như phần còn lại của bầu khí quyển.

 

Đó là lý do các nhà khoa học Harvard kiểm soát kĩ càng việc phun lên tầng bình lưu các hạt calcium carbonate. Ngoài những vấn đề khí hậu, còn một trở ngại nữa là vấn đề tiền bạc. Báo cáo chỉ ra rằng việc liên tục đưa hóa chất vào bầu khí quyển sẽ rất tốn kém, khoảng từ 1 tỷ USD tới 10 tỷ USD cho mỗi 1.5 độ C nhiệt độ hạ xuống. “Xạ trị” cho Trái đất cũng tốn kém như trên người! Nhưng khi so sánh với chi phí phát sinh khi giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay hút CO2 từ không khí, cách thức "chặn bớt ánh Mặt trời" lại ít tốn kém nhất, khi chưa tính tới những tác hại có thể có lên mùa màng, khí hậu toàn cầu.

 

Nhìn chung, các hệ thống giả lập máy tính chỉ dự đoán được những diễn biến có thể có, và nếu không làm thực nghiệm, ta sẽ chẳng bao giờ biết được chuyển gì sẽ xảy ra, cũng không thể chờ siêu máy tính chính xác hơn làm giả lập mãi. Với một phần vốn từ chính Bill Gates, đội ngũ Harvard sẽ sớm tìm ra câu trả lời, dự kiến là trong mùa Xuân 2019, thế giới sẽ biết kết quả của thí nghiệm.

 

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).