Vì Sao Nhiều Nền Tảng Ngày Càng Ưa Dùng Chatbot?

24 Tháng Mười Một 201712:16 SA(Xem: 8058)
Vì Sao Nhiều Nền Tảng Ngày Càng Ưa Dùng Chatbot?
Vì Sao Nhiều Nền Tảng Ngày Càng Ưa Dùng Chatbot

Tính đến tháng 11/2017, nhiều nền tảng chat như Facebook, Skype, Slack,... đều đang hỗ trợ chatbot ngày một nhiều hơn, để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp: sử dụng chatbot như một kênh thay thế cho dịch vụ chăm sóc khách hàng truyền thống.

 

Chatbot hiện đã trở thành một công cụ rất phổ biến và đắc lực đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, và những trợ lý ảo như Siri hay Amazon Alexa là ví dụ điển hình cho thấy rất rõ ràng cho sự phát triển của chatbot.

 

Một số tập đoàn cũng đang cố gắng tham gia vào cuộc đua phát triển chatbot, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm để chúng có thể tạo ra giá trị thực sự để thành công. Trong bối cảnh các ứng dụng chat đang ngày một trở nên phổ biến hơn, cùng với đó, chatbot cũng cần phải được phát triển để đáp ứng được nhu cầu cho cả nhóm khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.

 

Hồi năm 2016, Mark Zuckerberg công bố chính thức về nền tảng Facebook Messenger, dịch vụ cho phép khách hàng doanh nghiệp có thể nhúng các con bot tùy biến vào trong Messenger. Người dùng cũng có thể dùng các đoạn mã lệnh Messenger để điều hướng khách hàng đến với trang của doanh nghiệp, hay chuyển đoạn chat đến với cá nhân có thẩm quyền.

 

Con bot thử nghiệm của Facebook trên Messenger có tên là M, là sản phẩm được Facebook tạo ra để khách hàng thấy được khả năng của con bot không chỉ dừng lại ở việc phát hiện những thông tin đơn giản và trả lời theo cú pháp sẵn có trong hệ cơ sở dữ liệu, mà còn có thể hiểu được những yêu cầu phức tạp hơn.

 

Cũng tương tự như Siri, người dùng có thể viết hoặc nói yêu cầu của mình với con bot. Tuy nhiên, khi yêu cầu của người dùng nằm ngoài khả năng, thay vì trả ra kết quả Google hoặc nói rằng "tôi không hiểu", con bot sẽ tự động chuyển yêu cầu đến với người đại diện của Facebook để giải quyết.

 

Phía IBM cũng đã đồng hành cùng nền tảng chat trong nội bộ doanh nghiệp có tên Slack từ năm 2016, để tạo ra trợ lý ảo Slackbot dùng trong doanh nghiệp. Dự án trí tuệ nhân tạo của IBM kết hợp trong ứng dụng Slack đã tạo ra một con bot có khả năng hiểu rõ cấu trúc bên trong doanh nghiệp, và chức vụ của các thành viên trong đó. Nhiệm vụ của Bot là giải đáp thắc mắc của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Theo thống kê, nhân viên của các doanh nghiệp đã bỏ ra tới hơn 20% thời gian làm việc chỉ để tìm kiếm những người đang nắm giữ thông tin cần thiết.

 

Ngoài ra, ứng dụng Slack còn cho phép người sử dụng tự tạo ra chatbot của riêng mình, và đưa chúng lên bán tại cửa hàng ứng dụng.

 

Trong khi đó, Microsoft đang biến nền tảng chat nổi tiếng Skype của hãng thành "thiên đường chatbot" với Skype bot SDK – sản phẩm được công bố mã nguồn vào năm 2016, và đã có rất nhiều nhà phát triển có thể dựa vào Skype để tạo ra chatbot của riêng mình. Nền tảng Skype bot SDK cho phép các nhà phát triển tạo ra bot có khả năng chat text, voice, và cả video chat, với các nhân vật hoạt hình tự tạo. Skype bot cũng có thể được tích hợp cùng với Cortana, khi trợ lý ảo Cortana có thể chuyển tiếp cuộc hội thoại đến với chatbot của bên thứ 3 để giải quyết triệt để nhu cầu của người dùng.

 

Nhìn chung, thị trường chatbot ngày một mở rộng. Việc ứng dụng thành công chatbot sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, giữ được tỷ lệ duy trì và tương tác cao trong khi vẫn hấp dẫn các đối tượng khách hàng trẻ tuổi hơn.

 

Trí tuệ nhân tạo AI hiện đã đạt đến ngưỡng có thể hỗ trợ chatbot tham gia vào những cuộc đối thoại tương đối tự nhiên với con người, với mức chi phí để duy trì không quá cao. Chắc chắn chatbot dùng trong doanh nghiệp sẽ tiếp tục được phát triển mạnh hơn trong tương lai, để trở thành tiêu chuẩn mới trong ngành dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

510Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
510
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2018
Khoảng cuối tháng 01/2018, OnePlus tiếp tục bị buộc tội gửi thông tin, dữ liệu của người dùng đến sever lạ thông qua ứng dụng Clipboard. Vụ việc bị chính người đã từng vạch trần hãng về hành vi tương tự nhiều tháng trước phát hiện ra.
01 Tháng Hai 2018
Khoảng cuối tháng 01/2018, Microsoft đã công bố kết quả kinh doanh Q2/2018 với doanh thu đạt 28.9 tỷ USD, và lợi nhuận hoạt động lên tới 8.7 tỷ USD. Giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây Office 365 đóng góp rất nhiều vào thành công của hãng.
30 Tháng Giêng 2018
Tại sự kiện BUILD 2017, Microsoft đã tuyên bố đang hợp tác với Apple để đưa iTunes lên Microsoft Store vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị trì hoãn và Apple cho biết cần thêm thời gian.
24 Tháng Giêng 2018
Khoảng cuối tháng 01/2018, hệ thống kết nối mạng PlayStation Network của Sony đang gặp sự cố nghiêm trọng, gây ra lỗi kết nối cho gần như toàn bộ những chiếc console PlayStation 3 và PlayStation 4. Sony đã xác nhận sự cố và vẫn đang tìm cách khắc phục.
24 Tháng Giêng 2018
Intel dường như liên tục gặp vấn đề với việc phát hành các bản vá lỗi. Trong suốt một tuần khoảng giữa tháng 01/2018, nhiều người dùng đã báo cáo rằng máy tính của họ liên tục khởi động lại sau khi cài đặt bản vá lỗi Spectre và Meltdown của Intel.
19 Tháng Giêng 2018
Khoảng giữa tháng 01/2018, Google tuyên bố sẽ mở rộng các dịch vụ Cloud của hãng ra 5 khu vực mới, và xây dựng mới 3 tuyến cáp biển để phục vụ nhu cầu lưu lượng đang tăng cao.
18 Tháng Giêng 2018
Khoảng giữa tháng 01/2018, Samsung đã chính thức công bố các thông tin chi tiết của Exynos 7872. Đây sẽ là một sản phẩm trong dòng Exynos 5, hướng đến phân khúc tầm trung nhưng lại sở hữu một số tính năng cao cấp.
17 Tháng Giêng 2018
Khoảng giữa tháng 01/2018, các nhà nghiên cứu đã tìm ra Skygofree, một nền tảng gián điệp trên Android mới, bao gồm cả ứng dụng ghi âm dựa trên vị trí và các tính năng khác mà chưa từng được thấy.
16 Tháng Giêng 2018
Trong khoảng cuối tháng 12/2017, Microsoft và Qualcomm đã tuyên bố rằng Windows 10 chạy trên nền tảng ARM sẽ có thời lượng pin không thể tin nổi.
11 Tháng Giêng 2018
Khoảng đầu tháng 01/2018, một báo cáo lỗi được gửi trên Open Radar đã tiết lộ một lỗ hổng bảo mật trong phiên bản hiện hành của macOS High Sierra, cho phép mở menu App Store trong System Preferences bằng bất kỳ mật mã nào.