Nhà Khoa Học Trung Quốc Chỉnh Sửa Gen Người Có Thể Bị Tử Hình

09 Tháng Giêng 201912:31 SA(Xem: 7014)
Nhà Khoa Học Trung Quốc Chỉnh Sửa Gen Người Có Thể Bị Tử Hình
Nhà Khoa Học Trung Quốc Chỉnh Sửa Gen Người Có Thể Bị Tử Hình

He Jiankui, nhà khoa học Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự ra đời của hai bé gái biến đổi gen đầu tên trên thế giới, có thể phải đối mặt với mức án tử hình, theo lo lắng của Robin Lovell-Badge, một đồng nghiệp của ông He trong lĩnh vực di truyền học.

 

Lovell-Badge đến từ Viện nghiên cứu Francis Crick ở London, Anh Quốc. Ông là một trong những thành viên ban tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế lần thứ hai về Chỉnh sửa gen người diễn ra tháng 11/2018 tại Hồng Kông, và cũng là người mời ông He Jiankui đến tham dự hội nghị. Tai hội nghị, nhà khoa học 34 tuổi người Trung Quốc xác nhận lại một lần nữa rằng ông đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 để can thiệp vào phôi của cặp bé gái sơ sinh.

 

Mục đích mà ông He hướng tới là loại bỏ một gen có tên CCR5, nhằm giúp cho 2 bé gái có khả năng miễn nhiễm với HIV. Ông tự hào về "thành tựu" của mình, bất chấp sự phản đối đến từ cộng đồng khoa học tại Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới.

 

Trở về từ hội nghị, ông He đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Tới cuối tháng 12/2018, một nguồn tin cho biết nhà khoa học đang bị quản thúc tại nhà khách của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam, nơi ông từng làm phó giáo sư ở tỉnh Thâm Quyến. Có người đã chụp được ảnh ông He đi lại ngoài ban công tầng 4 của nhà khách. Hai ban công nối với căn hộ của ông He bị quây lại bằng hàng rào kim loại. Bên ngoài cửa phòng của ông He có 4 người mặc thường phục luôn luôn túc trực.

 

Là một người theo dõi sát sao những tin tức từ Trung Quốc trong vụ việc, nhà di truyền học người Anh Robin Lovell-Badge lo ngại He Jiankui đang bị điều tra và phải đối mặt với mức án tử hình nếu mắc tội tham nhũng và hối lộ trong khoa học để thực hiện thí nghiệm "chui".

 

Trước đó, Xu Nanping, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, từng phát biểu trên đài truyền hình quốc gia CCTV rằng thí nghiệm của ông He đã vi phạm pháp luật và các quy định của Trung Quốc, đồng thời vượt qua ranh giới đạo đức được cộng đồng học thuật tôn trọng.

 

Tại Trung Quốc, các hướng dẫn và quy định quản lý của nhà nước có tính chất pháp lý tương tự luật pháp. He Jiankui có thể phải đối mặt với cáo buộc vi phạm hướng dẫn nghiên cứu khoa học của Trung Quốc, trong đó không cho phép cấy phôi chỉnh sửa gen vào tử cung để những người phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nhà di truyền học Lovell-Badge nói rằng Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra chính thức liên quan đến thí nghiệm của ông He. Ông có thể phải đối mặt với 2 tội nặng hơn là tham nhũng và hối lộ, cả hai đều có khung hình phạt lên đến tử hình ở Trung Quốc.

 

Lovell-Badge lo lắng: “Rất nhiều người có lẽ sẽ mất việc, ông ấy không phải là người duy nhất liên quan đến việc này. Vì vậy, làm thế nào ông ấy có thể thuyết phục những người khác cùng tham gia? Ông ấy có thể phải chịu mọi tội danh tham nhũng, và phạm tội tham nhũng ở Trung Quốc không phải là điều tôi muốn mắc phải trong thời điểm này. Đã có nhiều người đã mất đầu vì tham nhũng”. Thật vậy, chính phủ Trung Quốc những năm gần đây đã khởi động một chiến dịch chống tham nhũng trên cả nước, kể cả trong nghiên cứu khoa học.

 

Đầu năm 2018, chính phủ đã đưa ra những cải cách mới, bao gồm việc công bố một danh sách những nhà khoa học phạm tội, họ có thể bị cấm nhận các khoản tài trợ hoặc đảm nhận vị trí nghiên cứu trong tương lai.

 

Tháng 12/2018, Trung Quốc tuyên bố sẽ sử dụng Hệ thống Tín dụng Xã hội của mình – một công cụ chấm điểm công dân đang gây tranh cãi – để nhắm đến các nhà khoa học phá vỡ quy tắc. Quan sát các động thái từ Trung Quốc, Lovell-Badge cho biết ông He vẫn đang ở tại căn hộ thuộc sở hữu của trường đại học Hoa Nam từ đầu tháng 12, và rằng có khá nhiều người bảo vệ vũ trang xung quanh đó. Không rõ liệu He Jiankui đang bị quản thúc hay được bảo vệ, vì trước đó ông đã từng bị dọa giết.

 

He Jiankui xuất thân là một nhà vật lý, ông có một công ty và dường như có rất nhiều tiền mặt để tài trợ cho nghiên cứu của chính mình, số tiền cho phép ông thuê các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và bác sĩ IVF cần cho việc chỉnh sửa gen và cấy vào bụng những bà mẹ. Ông giải thích: “"Ở đây, ta có một nhà vật lý biết chút ít về sinh học, rất giàu có, có cái tôi rất lớn, muốn trở thành người đầu tiên làm điều gì đó thay đổi thế giới”. Nhà chức trách Trung Quốc sẽ phải điều tra để xác định mức độ phạm tội của He Jiankui và các cộng tác viên của ông.

 

Không loại trừ ông He sẽ phải đối mặt với mức án tử hình, và nếu điều đó xảy ra thật, cũng không thể chối cãi. Tuy nhiên, tìm ra người chịu trách nhiệm là chưa đủ. Bản thân hệ thống quản lý khoa học của Trung Quốc đang có những lỗ hổng, biến đất nước thành “miền đất hoang dã” cho các thí nghiệm phi đạo đức, theo cách gọi của nhà khoa học phương Tây. Vấn đề không chỉ là trừng phạt ông He, mà còn là việc ngăn chặn các hành động tương tự xảy ra trong tương lai.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).