TV 8K Không Chỉ Tăng Độ Phân Giải, Mà Sẽ Giúp Người Xem Cảm Nhận Nội Dung Tốt Hơn

11 Tháng Giêng 201912:52 SA(Xem: 6411)
TV 8K Không Chỉ Tăng Độ Phân Giải, Mà Sẽ Giúp Người Xem Cảm Nhận Nội Dung Tốt Hơn
TV 8K Không Chỉ Tăng Độ Phân Giải, Mà Sẽ Giúp Người Xem Cảm Nhận Nội Dung Tốt Hơn

Khoảng đầu tháng 01/2019, theo nghiên cứu của giáo sư Kyoung Min Lee của Viện Khoa học Nhận thức thuộc Đại học Quốc gia Seoul, TV 8K không chỉ đơn thuần là tăng độ phân giải để có hình ảnh sắc nét, mà còn giúp người xem cảm nhận nội dung tốt hơn. Ông cũng chia sẻ rằng dù "xem" bằng mắt, chính bộ não mới quyết định điều mà chúng ta "thấy".

 

Sự kiện CES 2019 đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc đua TV 8K, với sự góp mặt của hàng loạt thương hiệu lớn như Samsung Sony, LG,... Thậm chí, Samsung cũng đã cho đặt hàng dòng TV 8K mới của hãng là QLED Q900 ngay vào ngày 14/01/2019, đồng nghĩa với trải nghiệm 8K đang đến rất gần người dùng. Dĩ nhiên, bên cạnh sự hào hứng đón chào công nghệ mới, nhiều người cũng đưa ra nghi vấn liệu độ phân giải quá cao của TV 8K có thật sự cần thiết để cải thiện trải nghiệm của người xem. Theo nghiên cứu của Giáo sư Kyoung Min Lee, câu trả lời là có.

 

33 triệu điểm ảnh của TV 8K đem lại những khung hình đầy chi tiết cho người xem, đồng thời giúp não bộ dễ dàng nhận thức và cảm nhận hơn. Theo giáo sư Lee, cảm nhận hình ảnh của con người không chỉ đơn thuần là giới hạn của mắt mà còn là của não bộ. Nói một cách đơn giản, mắt giúp chúng ta nhìn nhưng não bộ sẽ quyết định những gì chúng ta thấy.

 

Thực tế, hiện tượng mệt mỏi khi xem những nội dung độ phân giải thấp đến từ việc não bộ phải liên tục hoạt động để loại bỏ "hình rác" nhằm giải mã nội dung trên màn hình. Độ phân giải càng cao, thông tin từ thị giác sẽ càng đầy đủ và não bộ sẽ ít phải hoạt động hơn, từ đó giúp cho người xem dễ dàng cảm nhận nội dung hơn. Đó cũng chính là ưu điểm của TV 8K bên cạnh việc tăng độ chi tiết của hình ảnh mà nhiều người biết đến. Một ví dụ điển hình là khi xem cảm xúc của một nhân vật trên màn ảnh, não của chúng ta sẽ cần những thông tin về đường nét của gương mặt ấy. Thông tin càng nhiều, não sẽ cần ít năng lượng để suy đoán hơn, từ đó giúp ta dễ dàng cảm nhận cảm xúc của nhân vật.

 

Giáo sư Lee khẳng định rằng khả năng của não bộ không bị giới hạn bởi độ phân giải của màn hình. Ngay cả khi mắt chúng ta không thể "thấy được sự khác biệt", não bộ vẫn có thể lấy những thông tin cần thiết để bổ sung vào chiều sâu của hình ảnh. Vì vậy, ở góc độ khoa học, chúng ta không cần phải giới hạn độ phân giải mà mình hướng tới, không chỉ dừng ở 8K mà trong tương lai có thể lên đến 16K hay thậm chí 32K và hơn thế nữa.

 

Từ SD, HD, 4K và 8K, mỗi khi tiêu chuẩn độ phân giải mới ra đời, những quan ngại về giới hạn cảm nhận của con người lại được đưa ra. Thời gian đã chứng minh rằng những lo ngại chỉ dừng lại ở mức lý thuyết, vì thực tế khả năng cảm nhận của con người cao hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. FullHD từng được xem là độ phân giải phù hợp để mắt người có thể cảm nhận, nhưng hiện nay nhiều TV dưới 4K không đủ sức hấp dẫn người dùng.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).