Không Khí Ô Nhiễm Khiến Người Trung Quốc Dễ Bộc Phát Hành Vi Tiêu Cực

23 Tháng Giêng 20191:33 SA(Xem: 5648)
Không Khí Ô Nhiễm Khiến Người Trung Quốc Dễ Bộc Phát Hành Vi Tiêu Cực
Không Khí Ô Nhiễm Khiến Người Trung Quốc Dễ Bộc Phát Hành Vi Tiêu Cực

Khoảng cuối tháng 01/2019, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa chất lượng không khí và sự bất hạnh. Đây là kết quả thu được từ việc phân tích hàng triệu bài đăng trên mạng xã hội, gồm 144 thành phố Trung Quốc.

 

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí ở đô thị ảnh hưởng thế nào đến tâm trạng của người dân. Tác giả chính của nghiên cứu, một người họ Trịnh, phó giáo sư tại MIT, cho biết việc thực hiện rất đơn giản: “Mức độ ô nhiễm không khí cao hơn sẽ làm giảm sự hạnh phúc của quốc gia đông dân nhất thế giới”.

 

Cô Trịnh và đồng nghiệp đã sử dụng machine-learning để phân tích hơn 200 triệu bài đăng công khai trên Weibo, tính từ năm 2014 đến giữa năm 2018. Trong đó, có khoảng 455 triệu người dùng thường xuyên hoạt động. Họ đã đưa ra "chỉ số thể hiện sự hạnh phúc" dựa vào các từ ngữ và bối cảnh của các bài đăng, sau đó đối chiếu với chỉ số ô nhiễm đo được trong nhiều thời điểm. Cô Trịnh chia sẻ: “Chúng tôi đã tìm thấy mối tương quan khá tiêu cực giữa ô nhiễm không khí và sự hạnh phúc, chúng tỷ lệ nghịch với nhau”

 

Ngoài ra, phụ nữ Trung Quốc dường như nhạy cảm hơn hẳn nam giới khi nói về ô nhiễm không khí. Khá thú vị, sự tương quan thể hiện rất rõ ở các thành phố được đánh giá là "sạch nhất" và "ô nhiễm nhất" tại Trung Quốc. Nhóm người có kinh tế và lo lắng về sức khỏe có xu hướng di chuyển đến các thành phố sạch hơn, còn người ở khu vực ô nhiễm nặng cũng nhận thức rõ về thiệt hại sức khỏe mà họ phải gánh chịu nhưng không thể làm gì được.

 

Theo cô Trịnh, chỉ số là công cụ tiềm năng để nhà chức trách hiểu được mối quan tâm hàng ngày của người dân. Hiện có hơn một nửa dân số Trung Quốc - khoảng 700 triệu người - đang sống ở khu vực thành thị.

 

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến hành vi

 

Không khí ô nhiễm không phải là tai họa duy nhất với người dân ở thành thị Trung Quốc, nơi giá nhà đất tăng cao, lo lắng về an toàn thực phẩm và dịch vụ kém cũng làm giảm mức độ hạnh phúc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu ca tử vong sớm ở Trung Quốc, và ô nhiễm không khí được cho là một trong những nguyên nhân chính. Các chất độc hại được tìm thấy trong không khí như nitơ dioxide (NO2), sulfur dioxide (SO2) và ozone (O3) liên quan đến việc giảm khả năng nhận thức, giảm năng suất lao động và kết quả giáo dục. Nhóm nghiên cứu của phó giáo sư họ Trịnh còn chỉ ra rằng, vào những ngày ô nhiễm, người dân nhiều khả năng có hành vi bốc đồng mà sau này họ có thể sẽ ân hận.

 

Theo tiêu chuẩn mới của Trung Quốc, mật độ của các hạt vi mô nguy hiểm trong không khí không được vượt quá 35mcg/m3, áp dụng trong mọi khung giờ hàng ngày. Còn tiêu chuẩn của WHO thậm chí còn nghiêm ngặt hơn, giới hạn ở mức 25mcg/m3.

 

Ở Trung Quốc, hầu hết các thành phố bị ô nhiễm nặng nề - bao gồm Bắc Kinh và Thiên Tân, nơi có hơn 35 triệu người - mật độ hạt thường cao hơn hai, ba và thậm chí bốn lần so với tiêu chuẩn. Kể từ năm 2013, mức ô nhiễm PM2.5 đã giảm trung bình khoảng 40%, nhưng ô nhiễm ozone tầng đối lưu vẫn tiếp tục gia tăng.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).