Đại học Stanford Có Thể Tạo Ra Năng Lượng Hydro Từ Nước Biển

28 Tháng Ba 20191:52 SA(Xem: 6143)
Đại học Stanford Có Thể Tạo Ra Năng Lượng Hydro Từ Nước Biển
Đại học Stanford Có Thể Tạo Ra Năng Lượng Hydro Từ Nước Biển

Dù nhiên liệu hydro giúp loại bỏ ô nhiễm khí thải nhưng phần lớn nó lại được làm từ khí tự nhiên và các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, còn một nguồn sạch hơn có thể sử dụng để chế tạo nhiên liệu hydro, đó là nước. Với điện tích có sẵn trong môi trường nước, ta có thể tách hydro ra khỏi oxy để thu được nguồn hydro tinh khiết.

 

Nhưng hiện nay, các quy trình chế tạo trên vẫn chỉ dựa vào nguồn nước ngọt tinh khiết khan hiếm và đắt đỏ. Do đó, để có thể mở rộng quy mô sản xuất nhiên liệu hydro, chúng ta cần tìm một nguồn chế tạo mới, rẻ hơn mà không cần sử dụng nguồn nước uống của con người.

 

Khoảng cuối tháng 03/2019, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Stanford đã đưa ra một phương pháp mới chứng minh hoàn toàn có thể tạo ra nhiên liệu hydro trực tiếp từ nước biển. Giáo sư hóa học Hongjie Dai, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. “Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu hydro vẫn còn khá hạn chế bởi xu hướng sử dụng hydro vẫn còn tương đối mới mẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi hơn vào tương lai, khi con người có nhiều nhu cầu sử dụng nhiên liệu hydro hơn.”

 

Đoàn tàu vận hành bằng hydro ở Đức đã đi vào hoạt động. Một chiếc phà chạy bằng hydro cũng sẽ cập bến San Francisco trong năm 2019, còn Na Uy cũng đang triển khai dự án tàu chở hàng không chất thải. Cùng với đó, một công ty khởi nghiệp tại Singapore cũng đang phát triển chiếc máy bay chạy bằng hydro và điện đầu tiên trong khu vực. Từ những dự án nhiên liệu hydro đang được triển khai trên toàn thế giới, ông Dai cho biết: “Trong tương lai, khi các phương tiện và máy móc vận hành bằng hydro nhiều hơn, người ta sẽ bắt đầu chú ý tới cách làm thế nào để có thể tạo ra nguồn nhiên liệu đó.”

 

Trong tương lai, tàu biển có thể sử dụng nhiên liệu hydro được chuyển hóa trực tiếp từ nước biển, thay thế cho nhiên liệu xăng dầu đang sử dụng hiện nay. Theo ước tính, một tàu chở hàng lớn tạo ra lượng chất thải ô nhiễm gây ung thư và khí nhà kính nhiều bằng 50 triệu chiếc xe hơi.

 

Trước đó, các nhóm nghiên cứu khác, bao gồm cả Hải quân Hoa Kỳ và nhà máy Alphabet’s Moonshot cũng đã từng thử nghiệm các phương pháp sản xuất hydro khác nhau, nhưng tất cả đều thất bại. Trong khi đó, sự thành công của các nhà nghiên cứu Stanford lại đến từ phương pháp điện phân đơn giản: trong dung môi nước mặn, điện cực dương thường hút ion clorua - tác nhân chính gây xói mòn kim loại nhanh chóng. Do đó khi được bọc thêm một lớp phủ mới, điện cực này sẽ có thể tồn tại được lâu hơn. Điều này cũng cho phép nhóm nghiên cứu sử dụng một nguồn điện lớn hơn tới 10 lần để thiết bị có thể tạo ra hydro nhanh hơn và nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu cũng tối đa hóa quá trình bằng cách vận hành trên nguồn năng lượng điện tái tạo. 

 

Dù nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng ông Dai cho biết, đang có rất nhiều công ty quan tâm muốn cấp phép cho công nghệ mới. Trên lý thuyết, nhiên liệu hydro có thể được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển, từ xe hơi đến máy bay, thậm chí là cả tàu ngầm. Nhiên liệu hydro cũng có thể giúp lưu trữ điện trong các nhà máy hoặc thậm chí là trong các hộ gia đình.

 

Nguồn nhiên liệu hydro có thể tích trữ được nhiều năng lượng hơn pin và ắc quy, đồng thời giảm thiểu được đáng kể những tổn hại với môi trường. Ông Dai cho biết, “Nguồn nhiên liệu hydro đầy tiềm năng là thế hệ sức mạnh mới của các thiết bị năng lượng, vì nó tạo ra năng lượng lớn hơn nhiều so với ắc quy chúng ta đang sử dụng. Chúng ta sẽ có thể đi một quãng xa hơn, và vận hành những công việc nặng hơn.”

 

Để ngành năng lượng hydro đạt được kết quả, còn rất nhiều những thách thức về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần phải giải quyết. Nhưng trước hết, đại dương đã phần nào giúp ta tìm kiếm nguồn nhiên liệu tuyệt vời sẵn có.

53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).