Vì Sao Các Máy Android Cần Rất Lâu Mới Được Cập Nhật

04 Tháng Tư 20194:35 SA(Xem: 7320)
Vì Sao Các Máy Android Cần Rất Lâu Mới Được Cập Nhật
Vì Sao Các Máy Android Cần Rất Lâu Mới Được Cập Nhật
Theo trang web của Google, tính đến tháng 03/2019, hiện có khoảng 50% thiết bị Android vẫn đang chạy Android 7.0 Nougat trở về trước. Có nghĩa là hơn 50% số lượng thiết bị Android đang chạy phần mềm 3 năm tuổi và nhiều máy trong số đó thậm chí còn không được update lên những bản mới hơn vì đã hết được hỗ trợ. Thời gian kể từ khi Google giới thiệu một bản Android mới cho tới khi một máy thật sự nhận được bản update đó thường cũng rất lâu, có thể lên tới 5-6 tháng. Vì sao việc update Android lại khó khăn và các công ty lại phải mất nhiều thời gian như thế?

Cách thế giới Android vận hành

Android là một nền tảng mở và nó tất nhiên không hề nhỏ về mặt kĩ thuật, nó là thành quả nhiều năm nghiên cứu, phát triển, sửa lỗi. Ngoài ra, nó cũng phải thiết kế theo cách rất linh hoạt để các nhà sản xuất phần cứng có thể can thiệp, chỉnh sửa theo ý riêng của họ và đây là cách các thiết bị Android trở nên khác biệt với nhau.

Những thành phần có thể tùy biến chính là vấn đề khiến các hãng mất thời gian update. Xiaomi, Samsung, Huawei, Asus, Sony... đều can thiệp vào hệ thống Android ở một mức độ nào đó, không chỉ để đổi giao diện mà còn để vận hành những chức năng đặc trưng cho sản phẩm của mình. Ví dụ, Xiaomi và Samsung có các chức năng dùng AI để tự động tăng tốc độ chạy ứng dụng, Huawei có chế độ Turbo tự điều chỉnh lại xung GPU và CPU khi chơi game, hay Nokia có trình chụp ảnh Pro Camera với nhiều thứ cho phép chỉnh tay.

Các chức năng đòi hỏi mức độ tích hợp rất sâu vào phần lõi của Android nhằm điều khiển được phần cứng. Mỗi khi có bản Android mới, nhà sản xuất phải kiểm tra xem tính năng đó có tương thích hay không, có cần sửa hay cập nhật gì hay không, chưa kể tới khoảng thời gian cần để kiểm tra trên thiết bị thật. Giai đoạn có thể mất tới nhiều tháng trời, nếu không, người dùng sẽ có một bản update đầy lỗi.

Ngoài ra, một bản update lớn không chỉ đổi phần nhân Android, các nhà sản xuất còn tích hợp thêm nhiều tính năng mới khác của riêng họ, và nó cũng cần thời gian để xây dựng, thử nghiệm. Ví dụ, Samsung đã phát hành Android 9 cho các máy Galaxy S, Note của hãng kèm theo giao diện One UI mới hoàn toàn. Điều đó lại càng khiến thời gian update kéo dài ra. Có các hãng dùng Android gốc như Nokia mới update nhanh vì không có nhiều thứ cần tùy biến, bổ sung.

Những chức năng đặc thù chính là thứ đem lại giá trị cho thiết bị của người dùng, và nó cũng chính là rào cản khiến tốc độ cập nhật Android bị chậm hơn so với iOS vốn gom hết về Apple. Đây là vấn đề thuộc về bản chất và mô hình kinh doanh, và chắc chắn nó sẽ không bao giờ thay đổi cho tới khi Android chết (mà đây là chuyện còn rất rất lâu).

Kế hoạch khắc phục của Google

Nói như vậy không có nghĩa là Google để mặc cho việc update Android cứ thế mà chậm trễ. Google đang thực hiện nhiều kế hoạch để rút ngắn thời gian update phần mềm và đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, cũng như làm họ hài lòng hơn với hệ sinh thái Android.

Sáng kiến đầu tiên là Android One, và nó vẫn đang làm tốt vai trò của mình. Các thiết bị Android One được cam kết sẽ nhận bản update Android trong 2 năm và các bản vá bảo mật trong 3 năm kể từ khi máy bán ra. Thời gian để update điện thoại Android One cũng ngắn hơn do không phải tùy biến nhiều và được Google trực tiếp hỗ trợ. Ví dụ, Nokia có các máy Android One, chúng là một trong những thiết bị đầu tiên được update lên Android 9 Pie trong đợt cuối năm 2018.


Project Treble: cứu tinh cho Android

Một thứ khác tham vọng hơn và có tác dụng mạnh hơn là Project Treble. Dự án thay đổi thiết kế của Android để nó có thể được update nhanh chóng hơn mỗi khi có bản Android mới mà không phải chờ đợi driver từ các nhà sản xuất chip, và cũng giảm thiểu sự phụ thuộc cho phần mềm vào các thành phần cốt lõi của Android.

Đầu tiên là vụ driver phần cứng. Phần cứng ở đây chủ yếu là chip xử lý, thành phần có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất mỗi khi có bản cập nhật Android. Đó cũng là lý do vì sao mà mỗi khi có bản Android mới được phát hành thì các hãng Qualcomm, MediaTek, Samsung phải là đơn vị đầu tiên tải mã nguồn về và kiểm tra tính tương thích với driver đã viết cho các con chip Snapdragon, Helio và Exynos. Họ làm ra một thứ gọi là Vendor Implementation (VI), tức là những phần mềm được viết nên giúp Android có thể nhận biết, giao tiếp với chip. Mỗi khi có bản Android mới, phần VI đều phải được tinh chỉnh lại.

Tất nhiên, quá trình sẽ kéo dài vì bản chất con chip đã phức tạp, việc đảm bảo tất cả mọi thành phần từ CPU, GPU, chip Wi-Fi, chip mạng cho đến chip điều khiển cổng kết nối chạy được tốt đúng như thiết kế không hề đơn giản. Ngay cả khi đã viết và tinh chỉnh driver xong, hãng làm chip vẫn phải đưa chip qua một quy trình thử nghiệm công phu, kĩ lưỡng để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra. Sau khi driver phần cứng đã ổn, nó sẽ được chuyển tiếp qua nhà sản xuất thiết bị, là những cái tên như Samsung, Sony, LG, HTC, Huawei, Xiaomi...

Ở Android 7.0 trở về trước, mỗi khi có bản update mới, phần VI phải được nâng cấp, trong khi ở Android 8.0 Oreo trở về sau, lớp VI đã được tách riêng. Nó có những chuẩn mực chung để tầng Android có thể thay đổi thoải mái trong khi vẫn đảm bảo giao tiếp được với chip. Nói cách khác, Google đã tái cấu trúc Android để Qualcomm, MediaTek, Samsung không cần phải làm mới tầng VI mỗi khi có bản Android mới ra đời.

Project Treble có thể giúp quá trình thử nghiệm kiểm tra tương thích của chip với bản Android rút ngắn lại, ít tốn thời gian hơn, và cũng có nghĩa là nhà sản xuất có thể đưa bản update đến người dùng sớm hơn. Tuy nhiên, việc có thể dùng Trebel cho các máy hiện tại hay không thì còn tùy, chẳng hạn Google Pixel áp dụng Treble được trong khi các máy Nokia, HTC thì lại không. Có lẽ phải đợi tới năm 2020 trở đi, Project Treble mới phát huy tác dụng một cách mạnh mẽ nhất.

Project Treble chính là thứ giúp nhiều máy Android được trải nghiệm Android P Beta vào giữa năm 2018, và Google chia sẻ rằng cũng nhờ Project Treble mà nhiều thiết bị hơn nữa sẽ được thử Android Q Beta trong năm 2019. Đó là thành quả sau một năm làm việc của Google và các nhà sản xuất nhằm tăng tính linh hoạt cho bản update của họ.

Ngày càng có nhiều thiết bị bán ra hỗ trợ Project Treble, và đây là tín hiệu tốt để hi vọng rằng thời gian cập nhật phiên bản mới của Android sẽ ngày càng ít đi. Google cũng được cho là đang xây dựng Fuschia, một hệ điều hành dùng được cho mọi thiết bị, thay cho cả Android và Chrome OS. Khi Fuschia ra đời, người dùng có thể kỳ vọng rằng thời gian update sẽ nhanh hơn do Google chỉ cần quản lý, cập nhật một hệ thống, các nguồn lực về nhân sự sẽ được sử dụng hiệu quả hơn và tính tương thích cũng cao hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).