CIA Cáo Buộc Huawei Được Chống Lưng Bởi Các Cơ Quan Lớn Thuộc Chính Phủ Trung Quốc

23 Tháng Tư 201912:00 SA(Xem: 4930)
CIA Cáo Buộc Huawei Được Chống Lưng Bởi Các Cơ Quan Lớn Thuộc Chính Phủ Trung Quốc
CIA Cáo Buộc Huawei Được Chống Lưng Bởi Các Cơ Quan Lớn Thuộc Chính Phủ Trung Quốc
Khoảng giữa tháng 04/2019, Cơ quan tình báo trung ương (CIA) đã cáo buộc Huawei về việc tập đoàn công nghệ đồng ý nhận tài trợ từ Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương (CNSC), Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân và một nhánh thứ 3 của Mạng lưới Tình báo Trung Quốc.

Trang The Times đã trích dẫn từ một nguồn tin ẩn danh tại Anh về những thông tin tối mật vốn chỉ được chia sẻ với những quan chức cấp cao nhất của Anh. Bài báo nói thêm rằng CIA đã phân loại thông tin được tiết lộ ở độ tin cậy cao, đồng thời cho biết một nguồn tin độc lập với chính phủ Mỹ cũng đã xác nhận Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc đã phê chuẩn cho hoạt động tài trợ giữa các bên với Huawei. Hồi đầu năm 2019, CIA đã đệ trình những bằng chứng cho các thành viên thuộc nhóm Five Eyes - nhóm các quốc gia ký kết hợp tác chia sẻ về quân sự, tín hiệu, thông tin tình báo gồm Úc, Canada, New Zealand, Mỹ và Anh.

Trong khi chính quyền tổng thống Donald Trump luôn khẳng định Huawei đe dọa đến an ninh quốc gia, cấm nhiều cơ quan thuộc liên bang sử dụng công nghệ của hãng cũng như yêu cầu các nước đồng minh tránh xa thiết bị của Huawei trong hoạt động nâng cấp hạ tầng mạng 5G. Và đến tháng 04/2019, Mỹ mới có được các bằng chứng vững chắc.

Thực tế, hồi tháng 01/2019, trang The Wall Street Journal cho biết giới chức trách Mỹ tin rằng họ không cần phải cung cấp các chứng cứ buộc tội Huawei hoạt động gián điệp dựa trên cơ sở chính quyền Trung Quốc có thể ra lệnh cho tập đoàn Hoa Vĩ tham gia vào hoạt động tình báo bất cứ khi nào họ muốn. Cộng đồng tình báo Mỹ đã rất cảnh giác với Huawei và nhiều công ty khác có trụ sở tại Trung Quốc như ZTE vì lo ngại các công ty chịu tác động lớn bởi chính quyền Trung Quốc. Chẳng hạn như Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), nhà sáng lập Huawei - từng là thành viên của lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân. Từ đây, Trung Quốc có thể yêu cầu Huawei thu thập thông tin tình báo bằng công nghệ của hãng vốn đang được sử dụng trong hạ tầng mạng của nhiều nước. Mối lo ngại tiếp tục tăng khi các công ty viễn thông trên toàn cầu bắt đầu chuyển sang mạng 5G - một quá trình chuyển đổi mà Huawei hy vọng sẽ đóng vai trò lớn, đặc biệt là ở Châu Âu. Trong khi nhiều nước đồng minh đã tham gia chiến dịch bài trừ Huawei, một số nước trong đó có Đức lại tỏ ra hoài nghi về cáo buộc của Mỹ.

Huawei đang gặp phải khủng hoảng lớn, không chỉ ở quy mô tập đoàn mà ở mức độ cá nhân, giám đốc tài chính là bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Châu) trước đó đã bị bắt giữ tại Canada và có thể bị dẫn độ về Mỹ với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt được Mỹ áp đặt lên Iran cũng như hoạt động gian lận tài chính. Ngoài ra, bà Mạnh cũng đối mặt với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty Mỹ.

Huawei đã ngay lập tức phản đối rất mạnh mẽ trước các cáo buộc công ty đang hoạt động như một nhánh của bộ máy tính báo và an ninh Trung Quốc. Huawei cho rằng những gì chính quyền Trump đang thực hiện là nhằm đẩy họ ra khỏi cuộc đua 5G - một cuộc đua về công nghệ viễn thông trong đó Huawei đang có rất nhiều lợi thế, khả năng chiến thắng rất cao. Nhà sáng lập Huawei cũng đã đệ các đơn kháng cáo và một số nhà phân tích cho rằng công ty không có nhiều động lực để hoạt động gián điệp cho Trung Quốc bởi mọi hành vi bị phát giác có thể gây ra những tổn thất lớn cho tập đoàn.

Hồi đầu năm 2019, đại sứ Trung Quốc tại Anh - Liu Xiaoming (Lưu Hiểu Minh) cho biết: “Đây là cơn thịnh nộ của chính phủ và phương tiện truyền thông phương Tây khi họ nói các công ty Trung Quốc là mối đe dọa an ninh. Những cáo buộc như vậy không có căn cứ và sai lệch. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể phá vỡ các quy tắc thị trường, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động hợp tác kinh doanh và gây ra sự bẩn ổn định trong nền kinh tế thế giới”

Ciaran Martin - giám đốc Trung tâm an ninh mạng quốc gia - một phần của tổ chức tình báo GCHQ thuộc Anh trước đó cho biết ông vẫn chưa phát hiện bằng chứng về hoạt động gián điệp của Huawei. Tuy nhiên, một số quan quan chức tại Anh tin rằng Huawei sẽ không được đánh giá cao trong cuộc hồi đàm sắp tới về kế hoạch xây dựng mạng 5G tại Anh.

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia tại Mỹ đã bày tỏ sự quan ngại trước sản phẩm của Huawei. Kết quả là Bộ quốc phòng Mỹ đã cấm bán và cấm binh sĩ tại các căn cứ quân sự dùng điện thoại của Huawei và ZTE. Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) cũng đã đề xuất các đạo luật cấm mọi công ty viễn thông tại Mỹ dùng trang thiết bị của Huawei. Trong vài tháng qua, Mỹ đã nỗ lực ngăn các nước đồng minh tại Châu Âu sử dụng thiết bị của Huawei khi họ nâng cấp hạ tầng mạng 5G.

Những kết luận của chính phủ Mỹ luôn khá mờ hồ - đây là điều mà Huawei và nhiều công ty khác đã chỉ ra nhiều lần và họ cho rằng tất cả đều là động cơ chính trị. Nhưng với chứng cứ vừa được tìm thấy, những gì Mỹ lo ngại có phần được củng cố, nhất là khi chứng cứ đủ mạnh để Mỹ chia sẻ với các nước đồng minh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).