Nga Thông Qua Đạo Luật Siết Chặt Internet

03 Tháng Năm 20197:00 SA(Xem: 5556)
Nga Thông Qua Đạo Luật Siết Chặt Internet
Nga Thông Qua Đạo Luật Siết Chặt Internet
Khoảng đầu tháng 05/2019, dự luật nhằm giúp chính phủ Nga kiểm soát Internet chặt chẽ hơn đã được tổng thống Vladimir Putin ký thành luật. Đạo luật mới sẽ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Nga ngưng sử dụng dịch vụ máy chủ ở nước ngoài. Bên cạnh đó, đạo luật cũng đề xuất thành lập một hệ thống tên miền quốc gia nhằm cho phép Nga duy trì kết nối trong trường hợp bị cắt khỏi mạng Internet toàn cầu. Theo báo cáo của Financial Times, Đạo luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.

Dự luật được gọi là "Toàn quyền Internet", được giới chức Nga đệ trình lần đầu tiên hồi tháng 12/2018 như một phản ứng phòng thủ trước chiến lược không gian mạng được Mỹ triển khai trước đó nhằm cho phép các cơ quan thuộc chính phủ thực thi các biện pháp tấn công chống lại một số quốc gia. Chẳng hạn như Bộ chỉ huy không gian mạng (US Cyber Command) đã cắt truy cập Internet đối với một cơ quan từng tung thông tin sai lệch của Nga, được cho là có liên quan với Kremlin hồi tháng 11/2018.

Dù vậy, dự luật đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ các nhóm tự do dân chủ và công dân Nga vì họ lo ngại rằng nó chỉ giúp chính phủ kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn. Các cuộc biểu tình "Tự do Internet" đã nổ ra tại Moscow với quy mô lớn nhất trong vài năm trở lại đây. Theo một cuộc thăm dò được nhà nước tài trợ, khoảng 52% người Nga không tán thành dự luật" Toàn quyền Internet".


Internet tại Nga đang mất dần sự tự do, thời gian qua, chính phủ Nga đã chặn nhiều trang web, hạn chế sử dụng các dịch vụ VPN và điểm mặt các cơ quan truyền thông được rót vốn nước ngoài khi gọi họ là "nhân tố ngoại lai." Chính phủ Nga chặn truy cập hàng ngàn trang web, chủ đề được xem là "cực đoan". Hồi năm 2018, một toà án tại Nga đã ra phán quyết rằng quốc gia sẽ cấm ứng dụng nhắn tin mã hoá Telegram. Theo một báo cáo về "Tự do trên Internet" năm 2018, tổ chức phi chính phủ theo dõi tiến trình dân chủ hoá toàn cầu Freedom House phân loại Nga vào nhóm "Không tự do", trong đó nhấn mạnh những nỗ lực liên tiếp của các nhà làm luật tại đây nhằm hạn chế nội dung và ngăn người dân Nga ẩn danh khi sinh hoạt trên Internet.

Đạo luật "Toàn quyền Internet" cũng có thể trở thành công cụ giúp giới chức trách Nga kiểm soát tình trạng bất ổn dân sự diễn ra trong biên giới. Chẳng hạn như khi các cuộc biểu tình tại Bắc Caucasus nổ ra hồi tháng 10/2018, giới chức Nga đã yêu cầu các nhà mạng, nhà cung cấp Internet cắt truy cập Internet trên toàn khu vực trong suốt 2 tuần bởi Kremlin không có "công tắc riêng" để trực tiếp chặn truy cập và kiểm soát dòng dữ liệu.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).