Huawei Bất Ngờ Rao Bán Mảng Kinh Doanh Cáp Quang Biển

04 Tháng Sáu 20193:00 SA(Xem: 6361)
Huawei Bất Ngờ Rao Bán Mảng Kinh Doanh Cáp Quang Biển
Huawei Bất Ngờ Rao Bán Mảng Kinh Doanh Cáp Quang Biển
Khoảng đầu tháng 06/2019, sau khi ngưng nhiều dây chuyền sản xuất điện thoại tại các nhà máy của Foxconn và Pegatron, Huawei cũng đã rao bán một trong những mảng kinh doanh quan trọng: cáp quang biển.

Cụ thể, trong một hồ sơ gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, công ty Hengton Optic-Electronic - chuyên cung cấp sản phẩm viễn thông bằng cáp quang có trụ sở ở Giang Tô cho biết đã ký hợp đồng mua lại toàn bộ 51% cổ phần Huawei Technologies nắm giữ của Huawei Marine dưới hình thức cổ phiếu và tiền mặt. Giá trị thương vụ không được tiết lộ.

Trong thời gian gần đây, với việc Huawei bị chính quyền ông Trump liệt vào danh sách nguy hại đối với an ninh quốc gia, Huawei Marine Systems càng gặp khó khi đấu thầu các dự án mới. Và dù Huawei liên tục nhấn mạnh công ty không hề hợp tác với chính phủ để cấp quyền truy cập vào các hệ thống của mình nhằm phục vụ cho mục đích tình báo nhưng Bộ thương mại Mỹ vẫn ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei, từ đó khiến chuỗi cung ứng của Huawei đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Hồi tháng 03/2019, trang Wall Street Journal dẫn lời giới chức Mỹ cho hay nguy cơ an ninh đang mở rộng ra hệ thống cáp biển của Huawei. Cáp biển là xương sống của mạng lưới Internet toàn cầu và Huawei vẫn đang tăng thị phần trên thị trường vốn vẫn bị thống trị bởi những công ty như SubCom của Mỹ, NEC của Nhật và Alcatel-Lucent của Châu Âu. Huawei Marine Systems chỉ mới được thành lập vào năm 2008 dưới sự hợp tác cùng Global Marine của Anh.


Huawei Marine đã tham gia vào 90 dự án cáp quang biển toàn cầu và tính đến tháng 05/2019, họ đã lắp đặt 50,361 km cáp trong đó bao gồm 6,000 km cáp đầu tiên kết nối giữa Châu Phi và Nam Mỹ được hoàn thành hồi tháng 09/2018. Theo báo cáo tài chính thường niên của Huawei, Huawei Marine trong năm 2018 đạt lãi ròng 16.66 triệu USD trên doanh thu là 57 triệu USD. Báo cáo cũng cho thấy Huawei Technologies đã giành được quyền biểu quyết đa số trong hội đồng quản trị của Huawei Marine vào tháng 08/2018 trong khi Global Marine của Anh vẫn giữ 49% NCI.

Về phần Hengtong Optic-Electric, công ty có cổ đông lớn nhất là tập đoàn tư nhân Hengtong Group với 15.66% cổ phần. Hengton Group được thành lập bởi Cui Genliang và ông đang là cổ đông lớn thứ 2 với 14.95% cổ phần. Trên trang web của Hengtong Group, công ty cho biết hiện đang là nhà cung cấp các giải pháp mạng cáp quang và lưới điện thông minh lớn nhất Trung Quốc với hơn 70 chi nhánh tại Đại Lục và trên thế giới, bao gồm cả công ty sản xuất dây cáp PT Voksel Electric của Indonesia.

Tương tự Huawei Marine, Hengtong Optic-Electric cũng tham gia thị trường cáp quang biển với 10,000 km cáp đã được lắp đặt cho các dự án Internet tại Papua New Guinea, Chile, Bolivia và Mexico. Tính đến hết năm tài khóa 2018, Hengtong Optic-Electronic đạt lãi ròng đến 362 triệu USD trên doanh thu 4.9 tỷ USD).

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).