Huawei Sẵn Sàng Ký Cam Kết Không Do Thám Để Mỹ Dẹp Bỏ Lệnh Cấm

06 Tháng Sáu 20192:00 SA(Xem: 5359)
Huawei Sẵn Sàng Ký Cam Kết Không Do Thám Để Mỹ Dẹp Bỏ Lệnh Cấm
Huawei Sẵn Sàng Ký Cam Kết Không Do Thám Để Mỹ Dẹp Bỏ Lệnh Cấm
Khoảng đầu tháng 06/2019, Chủ tịch tập đoàn Huawei, ông Lương Hoa đã tuyên bố trước cánh báo chí có mặt tại đại bản doanh của Huawei tại Thẩm Quyến, Trung Quốc, rằng “chúng tôi sẵn sàng ký cam kết không do thám các nước” để được tiếp tục bán thiết bị cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, và được Mỹ bỏ lệnh cấm vận không cho phép nhập linh kiện, công nghệ và nhận những sự trợ giúp về kỹ thuật của các tập đoàn lớn của Mỹ, thứ gây chú ý trong những tuần qua. Trước đó, Huawei cũng đã gửi thông điệp tương tự tới phía Đức và Anh Quốc trong nỗ lực chạy đua trở thành nhà cung cấp thiết bị 5G có thị phần lớn nhất thế giới.

Phát biểu của ông Lương Hoa xuất hiện ngay trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Anh Theresa May có cuộc hội đàm bàn về vấn đề Huawei, cùng những vấn đề an ninh nội địa và chia sẻ tin tức tình báo trong chuyến công du của tổng thống Mỹ tới Anh. Ông Trump nói về cuộc hội đàm với bà May: “Chúng tôi chắc chắn sẽ có một thỏa thuận về vấn đề Huawei và những vấn đề khác. Chúng tôi có mối quan hệ tình báo tuyệt vời và sẽ giải quyết được tất cả những mâu thuẫn.”

Hồi tháng 05/2019, bà Theresa May đã gạt bỏ mối lo ngại của nội các về độ bảo mật của các thiết bị Huawei trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh Nội địa Anh để xác định xem có nên cho phép sử dụng thiết bị của Huawei trong các hệ thống cơ sở hạ tầng không phải chủ chốt trong hệ thống 5G của Anh trong tương lai hay không. Vấn đề là phía Mỹ không phải trải qua những cuộc họp như vậy, vì cơ bản chính các nhà mạng lớn tại Mỹ cũng chẳng có ý định sử dụng thiết bị của Huawei trước cả khi cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ và tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm thiết bị viễn thông của Huawei đến nước Mỹ.


Theo Forbes, Huawei đang cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Bắc Kinh để lật ngược thế cờ, từ đó giúp Huawei tránh khỏi cuộc khủng hoảng có thể ảnh hưởng tới chính sự tồn vong của tập đoàn, biến cả thập kỷ phát triển và tiến công vào thị trường quốc tế của Huawei trở thành con số không. Trước khi bị Mỹ dồn vào chân tường, Huawei đang trên đà soán ngôi Samsung, trở thành hãng dẫn đầu thị trường smartphone, cùng lúc củng cố vị thế là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Với lệnh cấm vận của Mỹ, các mục tiêu đang bị đe dọa hơn bao giờ hết. Foxconn cũng đã đóng cửa vài dây chuyền sản xuất của Huawei, đó chính là hệ quả trực tiếp từ lệnh cấm của Mỹ. Q1/2019, hãng vẫn đứng trên Apple về doanh số smartphone bán ra. Trong khi đó, phía Trung Quốc đang chuẩn bị tinh thần phản pháo, với “danh sách các tập đoàn thiếu uy tín”, hệt như Mỹ đang làm, cùng quân cờ cấm xuất khẩu đất hiếm mà họ chưa tung ra nhắm về phía Mỹ.

Một điều cần chú ý nữa là, sau cuộc gặp với tổng thống Trump, bà May sẽ từ chức, và không loại trừ khả năng người kế nhiệm bà, chủ nhân căn nhà số 10 phố Downing mới sẽ theo bước Mỹ, cấm luôn thiết bị của Huawei tại Anh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).