Tokyo Electron Cũng Ngừng Hợp Tác Với Trung Quốc, Theo Danh Sách Đen Của Mỹ

13 Tháng Sáu 201912:00 SA(Xem: 4977)
Tokyo Electron Cũng Ngừng Hợp Tác Với Trung Quốc, Theo Danh Sách Đen Của Mỹ
Tokyo Electron Cũng Ngừng Hợp Tác Với Trung Quốc
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình, nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đối với các máy chế tạo chip. Tuy nhiên, những nỗ lực đó của họ đã bị dội một gáo nước lạnh.

Khoảng giữa tháng 06/2019, hãng Tokyo Electron của Nhật, nhà cung cấp lớn thứ ba thế giới về thiết bị sản xuất chất bán dẫn, tuyên bố sẽ không cung cấp cho các khách hàng Trung Quốc có tên trong danh sách đen của chính phủ Mỹ. Một giám đốc điều hành cấp cao của công ty cho biết: “Chúng tôi sẽ không làm ăn với các khách hàng Trung Quốc, những người mà các hãng Applied Materials và Lam Research bị cấm hợp tác kinh doanh với họ”. Trong đó, Applied Materials và Lam Research là các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu nước Mỹ, và do vậy họ không được hợp tác kinh doanh với các công ty có tên trong danh sách đen của chính phủ Mỹ.

Vị giám đốc cho biết thêm: "Với chúng tôi, điều quan trọng là chính phủ Mỹ và cả ngành công nghiệp thấy rằng chúng tôi là một công ty ngay thẳng”. Điều này dường như ám chỉ mối quan hệ lâu dài giữa Tokyo Electron với nước Mỹ từ năm 1960 cho đến nay, khi ban đầu họ là người nhập khẩu thiết bị của Mỹ.

Theo trang Reuters, một nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip lớn khác của Nhật Bản cũng đang cân nhắc việc ngừng xuất xưởng cho các hãng Trung Quốc có tên trong danh sách đen. Nhiều giám đốc điều hành của các nhà cung cấp thiết bị khác cho biết, họ đang liên lạc chặt chẽ với Bộ công nghiệp Nhật Bản: “Chúng tôi không nhận được bất kỳ chỉ thị cụ thể nào từ Bộ trưởng. Chúng tôi biết rằng, chúng tôi có thể gặp rắc rối lớn nếu chúng tôi lợi dụng lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ để mở rộng kinh doanh với Trung Quốc”

Không lợi dụng các lệnh cấm xuất khẩu của chính phủ Mỹ

Trong khi hãng Tokyo Electron không đề cập khách hàng Trung Quốc cụ thể nào, nhưng hiện tại, nhà sản xuất chip đang được Bắc Kinh chống lưng, Fujian Jinhua Integrated Circuit là công ty có tên trong danh sách Entity List và bị cấm mua sản phẩm công nghệ từ Mỹ. Ngoài ra, còn một số nhỏ các công ty và các tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc cũng nằm trong "danh sách đỏ" và các công ty Mỹ được khuyến cáo nên tránh hợp tác.


Trong khi đó, HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei lại không gặp phải vấn đề do họ không tự sản xuất chip. Nhưng việc các nhà cung cấp không đến từ Mỹ vẫn tuân thủ lệnh cấm có thể gây cho Huawei các rủi ro to lớn khác.

Luật pháp của Mỹ chỉ rõ, bất kỳ sản phẩm nào chứa 25% hoặc hơn hàm lượng công nghệ Mỹ trong đó sẽ là mục tiêu của lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính phủ Mỹ. Tuy vậy, giám đốc điều hành các nhà cung cấp thiết bị của Nhật không cho biết lý do dừng cung cấp cho các công ty Trung Quốc. Giám đốc một nhà sản xuất chip tại Mỹ cho biết: “Các công ty Nhật như Tokyo Electron không phải không thể thay thế các đối thủ Mỹ và hoàn tất dây chuyền sản xuất cho Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, đó là điều rất khó khi xem xét đến phản ứng giận dữ từ phía Mỹ."

Sự tụt hậu của công nghệ chế tạo chip Trung Quốc

Trong số 10 nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu thế giới, có đến 5 công ty là của Nhật. Ngành sản xuất thiết bị chuyên dụng chế tạo chip vốn là một lĩnh vực có rất ít người tham gia, nhưng những thiết bị lại đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với tất cả các nhà sản xuất bán dẫn.

Sản xuất chip liên quan đến rất nhiều quá trình khác nhau, đòi hỏi rất nhiều loại thiết bị chuyên dụng. Mỗi phân khúc thường chỉ có một số nhà cung cấp thống trị toàn bộ thị trường. Tokyo Electron hiện đang kiểm soát gần 90% thị trường cung cấp lớp phủ và chất tẩy rửa microchip. Hãng đang cạnh tranh trực tiếp với các công ty Mỹ, Applied Materials và Lam Research trong một lĩnh vực khác.

Bắc Kinh đang đầu tư mạnh mẽ để tăng cường các nhà cung cấp thiết bị chip trong nước, với nỗ lực đạt được mục tiêu đáp ứng được 70% nhu cầu bán dẫn vào năm 2025. Nhưng các nguồn tin trong ngành công nghiệp cho rằng, công nghệ của các nhà cung cấp này vẫn tụt hậu xa so với thế giới, làm Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu.

Theo Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ, hiện chỉ có 16% nhu cầu bán dẫn của Trung Quốc được sản xuất ở trong nước, 50% trong số đó do các công ty Trung Quốc sản xuất.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).