Châu Âu Đang Bị Google Và Facebook Thu Hút Hết Chất Xám

08 Tháng Bảy 20193:00 SA(Xem: 6718)
Châu Âu Đang Bị Google Và Facebook Thu Hút Hết Chất Xám
Châu Âu Đang Bị Google Và Facebook Hút Hết Chất Xám

Khoảng đầu tháng 07/2019, trang tin FT đưa tin rằng một nhóm các nhà khoa học điện toán lượng tử nổi tiếng nhất của Anh đã âm thầm rời sang Thung lũng Silicon để thành lập một startup gọi là PsiQ. Thứ thu hút họ chính là lượng vốn đầu tư mạo hiểm khổng lồ không thể có được ở Châu Âu.

Công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ là Playground, được thành lập bởi cha đẻ Android Andy Rubin, đã đầu tư vào công ty mới. Xét bảng thành tích của Playground - hai trong số những thương vụ đầu tư thành công nhất của công ty đã được bán cho Amazon.com Inc - PsiQ rất có khả năng sẽ thành công lớn.

Đây không phải là lần đầu tiên những startup công nghệ thông minh và hứa hẹn bậc nhất Châu Âu bị thâu tóm bởi những công ty lớn ở Thung lũng Silicon và Seattle. DeepMind của Anh (chuyên về trí tuệ nhân tạo), Moodstocks của Pháp (nhà phát triển công nghệ nhận diện hình ảnh bằng machine learning) và Fayteq của Đức (phát triển công nghệ cho phép loại bỏ vật thể khỏi video) đều đã bị thâu tóm bởi Google.

Cứ mỗi lần một startup như vậy bị bán đi, Châu Âu lại mất đi một lợi thế trong cuộc đua thu hút tài năng toàn cầu. Theo công ty tư vấn Mind the Bridge, khoảng 562 startup của Châu Âu đã bị mua lại bởi các công ty Mỹ từ năm 2012 đến 2016, chiếm 44%. Nhà kinh tế hoặc Hal Varian của Google cho biết một trong những lý do lớn khiến các công ty Mỹ mua các startup Châu Âu là nhằm thu hút toàn bộ các kỹ sư của các startup chỉ trong một lần vung tay.

Để dễ hình dung mức độ khan hiếm của những nguồn nhân lực, hãy tưởng tượng rằng kho tài năng toàn cầu trên lĩnh vực AI - "công nghệ cốt lõi của thời đại chúng ta", theo lời CEO Microsoft - hiện ít đến đáng báo động, chỉ khoảng 205,000 người. Đức và Anh là hai trong số 5 trung tâm hàng đầu về tài năng AI nhờ sự xuất sắc trong khâu đào tạo của các trường đại học tại đây. Nhưng cả hai quốc gia lại đang chật vật tìm cách níu chân những nhân lực cực kỳ có giá trị ở lại làm việc cho nước nhà.

Mối quan ngại chính đối với vấn nạn chảy máu chất xám không phải là lòng tự tôn dân tộc hay màu cờ sắc áo; đó là quyền lực. Tất cả đều xoay quanh việc ai kiểm soát được những bộ dữ liệu khổng lồ và nhạy cảm về mặt chính trị mà AI dựa vào đó để phát triển.

Việc Google thâu tóm DeepMind là một ví dụ điển hình. Dù DeepMind nói rằng sẽ bảo vệ quyền tự chủ của mình và tiếp tục tuân thủ những quy tắc đạo đức đã đặt ra sau khi sáp nhập, nhưng lời hứa hẹn đó đã sớm "bay theo gió". Uy tín của DeepMind bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị phát hiện đã phá vỡ luật bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu khi hợp tác với Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh vào năm 2017. Động thái tiếp đó của Google, tách bộ phận y tế của DeepMind thành một đơn vị riêng biệt, càng khiến các nhà vận động quyền riêng tư nổi giận, gây nên căng thẳng nội bộ, và kết quả là nhiều nhân viên của bộ phận phải ra đi.

Các chính trị gia Châu Âu dường như khá tự mãn khi đối mặt với những vấn đề như vậy. Họ thấy tiền chảy về từ Thung lũng Silicon như một món hời kinh tế và ca ngợi những khoản đầu tư như thể chúng là một chuẩn mực. Tại Pháp, các vị bộ trưởng nói một cách tự hào về các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Google và Facebook ở Paris, vốn thu hút mọi người từ các giáo sư xuất chúng đến các sinh viên đang theo học bằng tiến sĩ. Bộ trưởng về các vấn đề số của Pháp, Cedric O, nói rằng việc Mỹ thâu tóm các startup Pháp là "không vấn đề gì cả", miễn là công nghệ bị thâu tóm không thuộc loại trọng yếu.

Đó là một tầm nhìn thiển cận, cho thấy các nhà làm chính sách công nghiệp của Châu Âu vẫn đang muốn bảo vệ các nhà sản xuất công nghiệp vốn đã tồn tại từ thập kỷ trước (vì đó là những lĩnh vực tạo ra một lượng rất lớn công ăn việc làm). Thay vì quan tâm đến các công ty kỹ thuật cơ khí như Alstom SA và Siemens AG, Pháp và Đức có lẽ cần thông thái hơn và nghĩ nhiều hơn đến DeepMind, Moodstocks và Fayteq - hay về công ty robot Đức Kuka vừa bị bán cho Trung Quốc.

Sử dụng tiền công để cải thiện đồng lương cho các nhà nghiên cứu là một giải pháp, cũng như tăng cường hơn nữa hợp tác công - tư. Châu Âu còn cần phải xem xét vấn đề chống độc quyền trong lĩnh vực công nghệ mạnh mẽ hơn - ngay cả khi nó hướng đến mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia. Cuối cùng, Châu Âu cũng nên cân nhắc thành lập một phiên bản DARPA của riêng mình (DARPA là cơ quan nổi tiếng của Lầu Năm Góc, nơi nuôi dưỡng những công nghệ mới nổi phục vụ quân sự).

Cuộc đại di tản trên lĩnh vực AI và công nghệ cao cấp của Châu Âu sẽ tiếp tục cho đến khi các lãnh đạo chính trị cân nhắc vấn đề một cách nghiêm túc, như những gì họ đang làm với ngành công nghiệp luyện kim. Trừ khi họ thức tỉnh sớm, nếu không họ chắc chắn sẽ nhận phần thua trong cuộc đua tài năng ngày một gay cấn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).