Trạm Vũ Trụ ISS Với Tương Lai Bất Định Khi NASA Muốn Trở Lại Mặt Trăng

09 Tháng Bảy 20191:00 SA(Xem: 5269)
Trạm Vũ Trụ ISS Với Tương Lai Bất Định Khi NASA Muốn Trở Lại Mặt Trăng
Trạm Vũ Trụ ISS Với Tương Lai Bất Định Khi NASA Muốn Trở Lại Mặt Trăng

Khi quả tên lửa mang theo module đầu tiên của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được phóng đi tại Kazakhstan tháng 11/1998, giới chức NASA tuyên bố trạm sẽ đóng vai trò là ngôi nhà của các phi hành gia trên quỹ đạo Trái Đất trong ít nhất 15 năm.

Đến tháng 07/2019, ISS đã hoạt động được trên 18 năm và vẫn đang tiếp tục bền bỉ phục vụ. Đây là một trạm không gian ấn tượng trên quỹ đạo, với không gian sống là một ngôi nhà 6 giường ngủ, 2 phòng tắm và một cửa sổ lớn nhìn xuống Trái Đất.

Mỹ, Nga và các đối tác quốc tế đã mất hai thập kỷ và trên 100 tỷ USD để đưa trạm ISS vào hoạt động. Vấn đề hiện nay là, trong lúc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hướng tới sứ mạng đưa con người trở lại Mặt Trăng, trạm ISS đang trở thành một gánh nặng tài chính và chưa rõ tương lai của nó sẽ về đâu. Mỗi năm, NASA phải chi từ 3-4 tỷ USD để vận hành trạm quỹ đạo cũng như đưa phi hành gia đi về. Con số chiếm khoảng một nửa ngân sách dành cho hoạt động thám hiểm vũ trụ của NASA.

Mỹ và các quốc gia khác đã cam kết đóng góp kinh phí duy trì ISS cho đến ít nhất năm 2024, nhưng chắc chắn mốc thời gian sẽ kéo dài hơn thế. Ông Gilles Leckerc, Giám đốc bộ phận thám hiểm vũ trụ tại Cơ quan Vũ trụ Canada cho biết sẽ không có chuyện các đối tác quốc tế sẽ ngồi lại cùng nhau trong vòng 5 năm tiếp theo và quyết định để ISS lao xuống biển, rồi chuyển hướng các nguồn lực sang những mục tiêu vũ trụ khác.


Đài NPR dẫn lời ông Leclerc: “Đó sẽ là một sự lãng phí. Chúng ta không thể vứt bỏ ISS khi đã đầu tư quá nhiều vào đó. Rõ ràng các đối tác đều nhất trí rằng chúng ta vẫn tiếp tục cần một trạm không gian ở quỹ đạo tầng thấp của Trái Đất”. Vì vậy, NASA đã đề xuất một ý tưởng tiết kiệm: chuyển trạm vũ trụ cho sở hữu tư nhân. Đó cũng là lý do mà giới chức NASA đã tổ chức một cuộc họp báo tại sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Giám đốc tài chính NASA Jeff DeWit phát biểu tại sự kiện: “NASA đang mở cửa Trạm Vũ trụ Quốc tế với các cơ hội thương mại và quảng bá những cơ hội, điều chúng tôi chưa từng làm trước đây. Việc thương mại hóa quỹ đạo tầm thấp Trái Đất sẽ cho phép NASA tập trung nguồn lực vào việc đưa người phụ nữ đầu tiên cũng như người Mỹ tiếp theo trở lại Mặt Trăng vào năm 2024 trong giai đoạn đầu tiên nhằm xây dựng một sự hiện diện bền vững ở Mặt Trăng để chuẩn bị cho các sứ mạng trong tương lai tới Sao Hỏa”.

Cũng trong hội nghị, nhà du hành Christina Koch đã xuất hiện trong đoạn video được quay từ vũ trụ phát biểu rằng: “Chúng tôi rất vui được là một phần trong chương trình của NASA khi phòng thí nghiệm và ngôi nhà của chúng tôi trong vũ trụ được biến thành nơi dành cho các cơ hội quảng bá và thương mại cũng như cho các phi hành gia tư nhân”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).