Samsung Chật Vật Giữa Cuộc Chiến Thương Mại Hàn – Nhật

16 Tháng Bảy 201912:00 SA(Xem: 5526)
Samsung Chật Vật Giữa Cuộc Chiến Thương Mại Hàn – Nhật
Samsung Chật Vật Giữa Cuộc Chiến Thương Mại Hàn – Nhật

Khoảng giữa tháng 07/2019, Samsung đang đứng trước nhiều mối đe dọa, đặc biệt là tác động từ lệnh cấm xuất khẩu của Nhật Bản đối với mảng kinh doanh đúc của hãng. Đây là mảng kinh doanh quan trọng và cốt lõi nhất, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chip của Samsung.

Với việc chính phủ Nhật Bản hạn chế xuất khẩu chất cản quang sử dụng trong công nghệ quang khắc cực tím (EUV), các nhà máy đúc của Samsung sẽ sẽ thiếu nguyên vật liệu trầm trọng. Điều đáng nói đây là những vật liệu rất khó tìm nguồn cung thay thế hiện nay.

Lý do khiến Samsung lại lo lắng đến vậy vì hãng đang có một loạt hợp đồng với các khách hàng lớn như IBM, Nvidia, Qualcomm và Intel. Nếu Samsung không thể đáp ứng đủ nguồn cung chip cho đối tác, hãng sẽ mất đi rất nhiều hợp đồng lớn. Nguy hiểm hơn, Samsung có thể bỏ lỡ mục tiêu trở thành công ty sản xuất chip lớn nhất ngành công nghiệp vào năm 2030. Trước đó, hãng đã đầu tư khoảng 113 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất chip trong 10 năm.

Samsung đang gặp bộn bề khó khăn trong nhiều ngành công nghiệp, từ chip nhớ đến smartphone, điện tử tiêu dùng và công nghệ sinh học. Lợi nhuận của Samsung trong Q2/2019 dự kiến sẽ giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018, tương đương mức giảm 56% và chỉ lợi nhuận chỉ còn 5.56 tỷ USD. Trong khi đó doanh thu cũng giảm 4% xuống còn 47.8 tỷ USD.

Để giải quyết phần nào khó khăn, Samsung đã thông báo về kế hoạch tăng giá chip nhớ flash NAND và DRAM thêm 10%. Nhưng đó chắc chắn không phải là giải pháp lâu dài, vì các đối thủ của Samsung như Micron Technology hay Toshiba sẽ nhanh thừa dịp Samsung đang gặp khó để hạ giá chip và kiếm được nhiều hợp đồng hơn.

Samsung trước đây rất tích cực mở rộng cơ hội kinh doanh tại Nhật Bản trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa chấm dứt. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Samsung đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề chính trị và ngoại giao giữa Seoul và Tokyo.

Trong khi đó tại Hàn Quốc, bộ phận tham gia ngành công nghiệp sinh học Samsung BioLogics lại đang bị điều tra. Các quan chức địa phương cáo buộc công ty gian lận kế toán và các cuộc điều tra quy mô đang được tiến hành. Tập đoàn Samsung tất nhiên vạ lây từ vụ việc. Cho đến tháng 07/2019, có ít nhất 8 nhân viên và giám đốc điều hành của Samsung Electronics và Samsung BioLogics đã bị bỏ tù, bao gồm cả những người trong nhóm chuyên trách kinh doanh và hợp tác. Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong gần đây có đề cập đến tương lai bất định của nhóm.

Đáp lại phía Samsung và nhiều doanh nghiệp trong nước khác của Hàn Quốc đang chỉ trích chính phủ Hàn Quốc vì cản trở việc kinh doanh của họ và không lo đối phó với sự trả đũa của Nhật Bản. Gới phân tích đang rất bi quan về triển vọng tăng trưởng của Samsung và cũng chẳng biết bao giờ sóng gió mới qua đi để hãng tiếp tục tiến về trước thuận lợi hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).