Vaccine Đầu Tiên Trên Thế Giới Được Phát Triển Hoàn Toàn Bằng AI

19 Tháng Bảy 201912:00 SA(Xem: 5491)
Vaccine Đầu Tiên Trên Thế Giới Được Phát Triển Hoàn Toàn Bằng AI
Vaccine Đầu Tiên Trên Thế Giới Được Phát Triển Hoàn Toàn Bằng AI

Khoảng giữa tháng 07/2019, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Flinder, miền nam Australia đã phát triển thành công một loại vaccine được thiết kế hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

 

Trong quá khứ, chúng ta đã có những loại thuốc được thiết kế bằng phần mềm máy tính. Nhưng loại vaccine mới đã tiến xa hơn một bước, nó được tạo ra một cách hoàn toàn độc lập bởi SAM (Search Algorithm for Ligands) – chương trình AI có nghĩa là "thuật toán tìm kiếm phối tử". Giáo sư Nikolai Petrovsky đến từ Đại học Flinder, người đứng đầu nghiên cứu giải thích: “Nhiệm vụ mà SAM được giao là sàng lọc một vũ trụ chứa hàng nghìn tỷ hợp chất, tìm ra các hợp chất tiềm năng có thể trở thành thuốc cho con người. Chúng tôi phải dạy chương trình AI với giáo trình gồm một tập hợp các hợp chất đã được biết đến với tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người, và một tập hợp các hợp chất khác không làm được điều đó. Công việc của AI là tự nó phải tìm ra loại thuốc nào sẽ có tác dụng, loại thuốc nào không. Rồi chúng tôi tiếp tục phát triển một chương trình khác, được gọi là nhà hóa học tổng hợp. Chương trình sẽ tạo ra hàng nghìn tỷ hợp chất hóa học khác nhau, giao nhiệm vụ cho SAM sàng lọc để tìm ra tất cả những ứng cử viên sáng giá mà AI nghĩ nó có thể trở thành thuốc miễn dịch cho con người”

 

Bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu gom các ứng cử viên hàng đầu mà SAM xác định được, tổng hợp chúng trong phòng thí nghiệm, sau đó thử nghiệm hợp chất thực trên tế bào máu người để xem liệu loại thuốc có hoạt động hay không. Nếu vaccine hoạt động, nó tiếp tục được đưa vào thử nghiệm trên động vật. Cụ thể, vaccine được sử dụng để ngăn ngừa virus cúm.

 

Giáo sư Petrovsky chia sẻ thêm: “Kết quả khẳng định SAM không chỉ có khả năng xác định các loại thuốc tốt, mà trên thực tế đã tìm ra các loại thuốc miễn dịch tốt hơn cho con người, so với các loại thuốc hiện nay. Từ các thử nghiệm trên động vật, chúng tôi đã biết vaccine có khả năng bảo vệ con người khỏi virus cúm, hiệu quả vượt trội hơn so với các loại vaccine hiện có. Bây giờ chúng tôi chỉ cần xác nhận điều này trên người”. Nghiên cứu của Đại học Flinder nhận được tài trợ từ Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ - một phần của Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) – hiện đã bắt đầu quá trình thử nghiệm lâm sàng kéo dài 12 tháng trên khắp nước Mỹ.

 

Giáo sư Petrovsky cho biết thêm rằng trí tuệ nhân tạo của mình có khả năng rút ngắn quá trình khám phá và phát triển thuốc thông thường xuống hàng thập kỷ đồng thời tiết kiệm hàng trăm triệu USD. Vaccine mới xuất hiện đúng vào giai đoạn các trường hợp cúm được báo cáo ở Ausatralia đang gia tăng. Trước tháng 06/2019, 228 người đã chết vì các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm 57 người ở New South Wales và 48 người ở Victoria.

 

Điều đáng nói là bởi virus cúm thay đổi theo mùa, ngay cả các loại vaccine mới nhất của con người đôi khi cũng không có tác dụng phòng ngừa. Chúng ta phải cập nhật các loại vaccine cúm liên tục, và trí tuệ nhân tạo là một trợ thủ đắc lực. Phó giáo sư Dimitar Sajkov cho biết: “Thật tuyệt vời khi thấy một loại vaccine đầy hứa hẹn được chúng ta phát triển tới những thử nghiệm đầu tiên trên người. Loại vaccine phát triển tại Flinder bây giờ đã tiến ra vũ đài thế giới. Từ đầu năm 2019, đã có hơn 96,000 trường hợp cúm được xác nhận trên khắp Australia. Con số ở bang Western Australia tăng gần gấp đôi lên 10,000 người, tương tự là số ca tử vong, đã có 57 trường hợp tử vong được ghi nhận ở New South Wales, 44 ở South Australia và gần 40 ở Queensland”

 

Giáo sư Petrovsky hy vọng loại vaccine mới mà nhóm của ông và trí tuệ nhân tạo SAM phát triển sẽ chứng minh được tính hiệu quả cao hơn so với các loại vaccine hiện có. AI rõ ràng là một trợ thủ đắc lực với các nhà nghiên cứu trong bài toán phải liên tục tinh chỉnh các loại vaccine ngừa cúm theo mùa. Ông giải thích thêm: “Nếu trường hợp này thành công, công nghệ chúng tôi đang sử dụng để phát triển vaccine cúm có thể được áp dụng, cải thiện hoặc phát triển nhiều loại vaccine khác”

 

Đây không phải là lần đầu tiên Đại học Flinder ghi dấu một bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu vaccine. Hồi năm 2009, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Petrovsky cũng là những người đầu tiên phát triển thành công vaccine cúm gia cầm H1N1.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).