TSMC Tuyên Bố Định Luật Moore Vẫn Chưa Chết

19 Tháng Tám 201912:00 SA(Xem: 5319)
TSMC Tuyên Bố Định Luật Moore Vẫn Chưa Chết
TSMC Tuyên Bố Định Luật Moore Vẫn Chưa Chết

Khoảng giữa tháng 08/2019, theo TSMC, hãng sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới nói rằng định luật Moore mà Intel theo đuổi lâu nay không hẳn đã chết mà ngược lại, nó rất đúng khi xét đến dòng vi xử lý Bionic của Apple.

Định luật Moore được đưa ra bởi đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Intel - Gordon Moore vào năm 1965, trong đó ông nói rằng số lượng bán dẫn hay mật độ bán dẫn trên chip sẽ tăng gấp đôi mỗi năm, sau đó ông sửa lại là tăng gấp đôi mỗi 2 năm. Định luật Moore từng rất đúng trong giai đoạn những năm cuối thập niên 90, đầu 2000 nhưng đến hiện tại không còn chính xác nữa.

Bản thân Intel - công ty áp dụng định luật Moore để phát triển CPU đã buộc phải chuyển sang chu kỳ Tick-Tock rồi dài hơn là PAO (Process-Architecture-Optimization) và hiện hãng chỉ mới phát hành những vi xử lý dùng tiến trình 10 nm đầu tiên, trễ hẹn 3 năm so với kế hoạch ban đầu là 2016. Các hãng sản xuất bán dẫn khác cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu nhỏ tiến trình, chi phí dành cho hoạt động quá cao, chưa kể là các vấn đề như nguyên vật liệu và tình trạng sản lượng bán dẫn đạt chuẩn thấp hơn do tiến trình nhỏ.

Tuy nhiên, định luật Moore lại đúng với dòng chip Bionic của Apple. TSMC hẳng định trên trang blog chính thức rằng: "Định luật Moore vẫn chưa chết". Giám đốc marketing toàn cầu Godfrey Cheng của TSMC cho biết: “Kể từ những năm 2000, hiệu năng của máy tính đã tăng mạnh không chỉ là sự cải tiến về xung nhịp mà còn bao gồm cả sự đổi mới về kiến trúc, khả năng xử lý phân luồng và xử lý song song”. Theo ông Cheng, hiệu năng tăng cao không phải là nhờ xung nhịp tăng mà đúng ra là sự gia tăng mật độ bán dẫn - điều này phù hợp với định luật Moore.


Cheng cho biết, vào năm 2021, TSMC sẽ công bố tiến trình N5P - cải tiến cho node tiến trình N5 5 nm, hiệu năng cao hơn 7%. Những con chip Bionic A của Apple hiện sử dụng tiến trình 7 nm của TSMC nhưng khả năng vào năm 2020, Apple sẽ sản xuất dòng Bionic A14 cho iPhone với tiến trình 5 nm.

Tuy nhiên, mật độ bán dẫn chỉ là một khía cạnh cải tiến hiệu năng, một hạn chế lớn cần giải quyết là bộ nhớ đệm. Việc đặt bộ nhớ đệm gần các nhân hơn sẽ giúp giảm độ trễ đáng kể và TSMC tự tin vào các kỹ thuật đóng gói (packaging) tiên tiến của mình khi nói "có thể tích hợp các nhân xử lý logic với bộ nhớ sát với nhau". TSMC còn sở hữu công nghệ sản xuất dạng chiplet cho phép xếp chồng các chip hay wafer chồng wafer để tăng mật độ trước khi tiến hành tích hợp các thành phần khác.

Ông Cheng một lần nữa nhấn mạnh "định luật Moore nói về việc tăng mật độ bán dẫn. Ngoài việc đạt được mật độ bán dẫn cao ở cấp độ hệ thống nhờ công nghệ đóng gói tiên tiến, TSMC sẽ tiếp tục tìm cách tăng mật độ ở cấp độ bán dẫn. Có rất nhiều hướng để TSMC có thể cải thiện mật độ trong tương lai”. Hãng tiết lộ những kỹ thuật có thể giúp tăng mật độ ở cấp độ bán dẫn có thể là sử dụng các vật liệu 2 chiều thay vì chỉ dùng silicon làm kênh dẫn như cách truyền thống hay sắp xếp bán dẫn như bảng tuần hoàn hóa học, kỹ thuật tích hợp mạch 3D cho phép CPU nằm trên GPU với các lớp bộ nhớ đặt giữa.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).