Ứng Dụng Hoán Đổi Gương Mặt Của Trung Quốc Gây Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư

03 Tháng Chín 20193:00 SA(Xem: 3881)
Ứng Dụng Hoán Đổi Gương Mặt Của Trung Quốc Gây Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư
Ứng Dụng Đổi Mặt Của Trung Quốc Gây Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư

Với khả năng cho phép người dùng tạo ra một deepfake gần như tức thời bằng cách sử dụng gương mặt của chính họ ghép vào thân của một người nổi tiếng, Zao - ứng dụng được tạo ra bởi nhà phát triển của nền tảng mạng xã hội Momo Inc. - đã trở nên cực kỳ thịnh hành kể từ khi mới ra mắt trong tháng 08/2019.

Theo trang South China Morning Post, các bài đăng với hashtag #zao đã nhận được hơn 8 triệu lượt xem trên Weibo, phiên bản Twitter của China. Và theo Bloomberg, Zao đã bước lên vị trí đầu bảng xếp hạng phần mềm miễn phí của iOS App Store ở Trung Quốc và hiện vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm.

Ứng dụng Zao hoạt động cực kỳ dễ dàng, đến mức đáng sợ. Người dùng chỉ cần trao cho ứng dụng một bức ảnh selfie, và gương mặt họ sẽ được “gắn” vào thân hình của một ngôi sao phim ảnh nổi tiếng như Leonardo DiCapiro, Sheldon trong The Big Bang Theory, hay John Bradley trong Game of Thrones. Người dùng chỉ có thể tải lên ảnh gương mặt vào những cảnh phim hay TV có sẵn trong ứng dụng – chứ không thể thêm gương mặt của ai đó vào một cảnh quay khác, như một vụ phạm tội hay một sự kiện chính trị.

Người dùng Twitter "Allan Xia" đã thử dùng ứng dụng để thay thế gương mặt DiCaprio trong các cảnh từ các bộ phim như Titanic và Baz Lurhmann trong Romeo + Juliet. Theo anh, tất cả đều diễn ra chỉ trong vòng 8 giây. Và chất lượng của các video deepfake là cực cao. Người dùng Twitter Matthew Brennan cũng thử thay gương mặt mình vào nhân vật Sheldon, và dù nó không xuất sắc như video trên, đoạn video deepfake được tạo ra chỉ trong vài giây.

Tuy nhiên, sự phổ biến của Zao, cũng như việc nó là một ứng dụng chuyên tạo deepfake, đã dẫn đến những quan ngại không tránh khỏi về quyền riêng tư. Đặc biệt là trong quá trình tải lên hình ảnh, khi mà người có thể thêm một ảnh đã có của chính họ, howacj chụp ảnh mới bằng ứng dụng - bao gồm cả những hình ảnh người dùng đang nháy mắt để hỗ trợ cho ứng dụng dựng nên những thước phim deepfake chân thực.


Theo nhà phát hành, trong bản "Thỏa thuận người dùng" mới được điều chỉnh của Zao, họ tuyên bố có những quyền "tự do, không thể chối bỏ, vĩnh viễn, có thể chuyển nhượng, và có thể tái cấp phép" đối với bất kỳ nội dung nào được tải lên ứng dụng. Vì vậy, người dùng đã khiến ứng dụng phải nhận hơn 4,000 đánh giá tiêu cực, với điểm số chỉ 1.9/5, nhiều trong số đó đề cập đến vấn đề quyền riêng tư.

Nhà phát hành cho biết Zao đã cập nhật "Thỏa thuận người dùng" thêm lần nữa, khẳng định bất kỳ bức ảnh selfie hay video nào được thêm vào ứng dụng sẽ không được dùng vào bất kỳ việc gì khác ngoài cải tiến ứng dụng hoặc bất kỳ việc gì khác ngoài những việc người dùng đã đồng ý trước đó. Quan trọng là, ứng dụng cho biết bất kỳ nội dung nào được xóa bởi người dùng sẽ bị xóa khỏi máy chủ của Zao, dù điều này nghe có phần không đúng.

Nền tảng tin nhắn WeChat của Trung Quốc đã chặn toàn bộ các nội dung chia sẻ từ Zao. Người dùng đã đúng khi quan ngại về vấn đề quyền riêng tư trong các ứng dụng đổi mặt và tạo deepfake. Nền tảng mới là FaceApp - cho phép người dùng xem lúc mình già đi hoặc chuyển giới tính sẽ ra sao – cũng đã bị chỉ trích kịch liệt vì những chính sách về quyền riêng tư với nhiều vấn đề phức tạp cùng một số thứ khác.

Bản thân deepfake cũng đã gây ra nhiều tranh cãi. Dù chúng có thể khá thú vị, chúng ngày càng đáng sợ hơn trong bối cảnh công nghệ deepfake ngày một tinh vi - và với Zao, ngày một nhanh hơn. Thông tin giả gây hại lan nhanh như cháy rừng, và nếu một ứng dụng gây bão mạng có thể đẩy nhanh tốc độ lây lan của ngọn lửa đó, chúng ta chắc chắn sẽ gặp rắc rối.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
  • Từ khóa :
  • Zao
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).