Các Nhà Khoa Học Muốn Đưa Tế Bào Ung Thư Lên ISS Để Nghiên Cứu Tiêu Diệt

04 Tháng Chín 20196:00 SA(Xem: 3722)
Các Nhà Khoa Học Muốn Đưa Tế Bào Ung Thư Lên ISS Để Nghiên Cứu Tiêu Diệt
Các Nhà Khoa Học Muốn Đưa Tế Bào Ung Thư Lên ISS Để Nghiên Cứu Tiêu Diệt

Ung thư là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử của loài người. Hàng năm, đã có hàng triệu ca mắc ung thư mới trên khắp thế giới, và nhiều người đã qua đời vì căn bệnh quái ác. Trong cuộc chiến dai dẳng chống lại căn bệnh vốn được coi là "án tử" với người bệnh, các nhà khoa học trên thế giới đã và đang đưa ra rất nhiều phương án điều trị khác nhau. Khoảng đầu tháng 09/2019, một nghiên cứu mới đang mở ra hi vọng về việc tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp tiêu diệt các tế bào ung thư: Đưa chúng lên môi trường không trọng lực để tiêu diệt.

Đây là kế hoạch được hai nhà nghiên cứu y học vũ trụ tại Đại học công nghệ Sysney (Úc) đề xuất. Các tế bào ung thư sẽ được đặt trong một thiết bị có kích thước "nhỏ hơn một hộp khăn giấy" và được gửi lên trạm vũ trụ quốc tế ISS để thí nghiệm, khi nghiên cứu trên Trái Đất cho thấy chúng có thể bị ảnh hưởng triệt để trong điều kiện không trọng lực.

Ý tưởng mới được nảy sinh khi tiến sĩ Joshua Chou và một trong những sinh viên của mình, Anthony Kirollos, phát hiện ra môi trường vi trọng lực trong phòng thí nghiệm của họ tại Đại học Công nghệ Sydney có tác dụng vượt trội trong việc cô lập và tiêu diệt các tế bào ung thư. Tiến sĩ Joshua Chou cho biết: “Chúng tôi đưa vào bốn loại tế bào ung thư khác nhau - ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư mũi và ung thư phổi. Và chúng tôi đã phát hiện ra, sau 24 giờ trong điều kiện vi trọng lực, có tới 80 đến 90% các tế bào ung thư thực sự chết mà không cần tác động bằng thuốc”.

Từ đó, tiến sĩ Chou và Kirollos đặt giả thiết rằng chính việc giảm trọng lực sẽ giết chết các tế bào ung thư. Khi trọng lực giảm, điều này sẽ ảnh hưởng tới cách mà các tế bào ung thư di chuyển, tác động lên nhau và đặc biệt, quyết định khả năng tồn tại của chúng. Qua phát hiện mới, tiến sĩ Chou hi vọng rằng các thí nghiệm tiếp theo sẽ mở ra các hướng hiểu biết mới giúp ích cho việc điều trị ung thư.


Tiến sĩ Chou giải thích thêm: “Giả thuyết của chúng tôi là các tế bào ung thư sẽ không còn cảm nhận được những gì xung quanh, điều khiến chúng rơi vào trạng thái cô lập apoptosis dẫn tới việc tự diệt vong. Nếu đã từng ngồi trên tàu lượn siêu tốc, quý vị sẽ nhớ cảm giác khi toàn thân bị rơi xuống theo cách không làm chủ được. Đó chính là trạng thái mà chúng tôi muốn cho các tế bào ung thư trải nghiệm. Các tế bào được chúng tôi gửi đi trong đợt thí nghiệm (gửi vào trạm không gian) sẽ là một vài trong số những tế bào ung thư khó tiêu diệt nhất. Tôi tin sẽ có nhiều kết quả thú vị”.

Trước đó, ý tưởng về việc nghiên cứu tế bào trong không gian được khơi gợi bởi Anthony Kirollos – một sinh viên tham gia nhóm nghiên cứu. Nhiều người từng cho rằng Kirollos có suy nghĩ thật điên rồ nhưng ý tưởng đã gieo hi vọng trong tâm trí của tiến sĩ Chou. Ông đã chia sẻ  những khó khăn trong việc thí nghiệm đưa tế bào ung thư lên không gian như sau: “Ý tưởng gửi các tế bào sống vào không gian thực sự không đơn giản. Nó thực sự rất khó khăn. Chúng tôi buộc phải giới hạn ở kích thước và trọng lượng của những gì chúng tôi có thể gửi lên đó.Vì vậy, rất nhiều công nghệ thực sự phải được thu nhỏ lại. Tất cả chi phí vào khoảng 200,000 USD”

Nếu thí nghiệm mới mang lại kết quả tích cực, nó sẽ là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu của tiến sĩ Chou và Kiroloss khi hướng điều trị căn bệnh ung thư của nhân loại sẽ có thêm một bước tiến mới. Dù không khả thi khi đưa con người lên không gian để chữa ung thư vì chi phí trung bình quá cao, tuy nhiên, chúng ta có thể tiến gần hơn đến việc chữa bệnh ung thư bằng việc tạo ra các buồng vi trọng lực ở mặt đất, trong trường hợp thử nghiệm cho kết quả tốt.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).