Google Đang Thay Đổi Thuật Toán Tìm Kiếm, Ưu Tiên Cho "Tin Tức Gốc"

15 Tháng Chín 201912:00 SA(Xem: 4670)
Google Đang Thay Đổi Thuật Toán Tìm Kiếm, Ưu Tiên Cho "Tin Tức Gốc"
Google Đang Thay Đổi Thuật Toán Tìm Kiếm,

Khoảng giữa tháng 09/2019, Google cho biết đang thay đổi thuật toán tìm kiếm của hãng một lần nữa. Theo thông báo, thuật toán tìm kiếm mới sẽ nhấn mạnh hơn vào "các tin báo cáo gốc" khi chúng sẽ được xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm. Để chuẩn, công ty đã phân phát các chỉ dẫn cho bộ khung thuật toán đến hơn 10,000 reviewer con người, để nhận được phản hồi về kết quả xếp hạng thật sự.

Theo lời giải thích cụ thể của Google về những gì sẽ thay đổi khi người dùng tìm kiếm một chủ đề tin tức nhất định nào đó: “Trong khi chúng tôi thường hiển thị các câu chuyện với phiên bản mới nhất và toàn diện nhất đối với kết quả tin tức, hiện chúng tôi đang thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm của mình trên toàn cầu để nhấn mạnh những bài viết được chúng tôi xác định như báo cáo gốc đáng chú ý nhất. Những bài viết như vậy có thể nằm ở vị trí hiển thị đáng chú ý lâu hơn. Vị trí sẽ cho phép người dùng xem được báo cáo gốc trong khi cũng nhìn thấy những bài viết gần đây hơn bên cạnh nó. Không có định nghĩa chắc chắn nào về báo cáo gốc, và không có tiêu chuẩn tuyệt đối nào của việc xuất bản một bài viết được xem là gốc như thế nào. Nó có thể có nghĩa rất khác nhau giữa các phòng tin tức và các nhà xuất bản tại những thời điểm khác nhau, vì vậy, nỗ lực của chúng tôi sẽ liên tục phát triển khi chúng tôi làm việc để hiểu vòng đời của câu chuyện”

Rõ ràng, “tin tức gốc” là một ý tưởng khá phức tạp. Một mặt, các bản tin nóng thường không bao quát toàn bộ sự việc. Do vậy, các nhà xuất bản thường tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau để cho người đọc có cái nhìn rộng hơn, cung cấp các diễn biến tiếp theo để có thông tin sâu sắc hơn so với bản gốc, nhằm loại bỏ những sự nhiễu loạn về thông tin và xoáy vào trọng tâm câu chuyện, nhằm mang đến nhiều ý nghĩa và sự thật hơn cho độc giả.

Vậy làm thế nào thuật toán của Google có thể phân biệt những điều này với nhau khi bản thân Google cũng không đề cập đến một định nghĩa chắc chắn nào cho nó.

Trong bài đăng trên blog công ty, Richard Gingras, Phó chủ tịch về tin tức của Google cho biết, công ty làm được điều này thông qua đội ngũ Quality Raters, một mạng lưới toàn cầu với hơn 10.,000 cá nhân sẽ đưa ra các phản hồi về kết quả tìm kiếm của Google, nhằm cải thiện thuật toán tìm kiếm của công ty.

Những người đánh giá sẽ phải tính đến cả danh tiếng của nhà xuất bản khi cung cấp các báo cáo chất lượng, và nâng hạng cho một câu chuyện nào đó khi nó cung cấp thông tin mà nếu không có nó, câu chuyện sẽ không được tiết lộ với cái nhìn hướng đến báo cáo điều tra “nguyên bản, sâu sắc”. Các câu chuyện như vậy hiếm khi có nhanh trên mặt báo.

Nỗ lực thay đổi thuật toán của Google là một phần trong dự định lớn hơn của công ty khi tìm kiếm các cách thức mới để làm việc với ngành công nghiệp báo chí, đáng chú ý nhất là sáng kiến News Initiative trị giá 300 triệu USD được thông báo vào năm 2018.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).