Báo Động Đỏ Tình Trạng Kháng Kháng Sinh Trên Động Vật Ở Ấn Độ Và Trung Quốc

25 Tháng Chín 20197:00 SA(Xem: 4263)
Báo Động Đỏ Tình Trạng Kháng Kháng Sinh Trên Động Vật Ở Ấn Độ Và Trung Quốc
Báo Động Đỏ Tình Trạng Kháng Kháng Sinh Trên Động Vật

Khoảng cuối tháng 09/2019, theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science cảnh báo, Ấn Độ và miền đông bắc Trung Quốc đang trở thành hai điểm nóng về kháng kháng sinh trên động vật. Đây là hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, không chỉ để chữa bệnh mà còn để vỗ béo cho gia súc, gia cầm.

Tiếp theo Ấn Độ và Trung Quốc, các quốc gia như Kenya, Uruguay và Brazil cũng sẽ trở thành những điểm nóng mới. Kể từ năm 2000, khi các nước đang phát triển tiếp cận và mở rộng hoạt động chăn nuôi thâm canh, sản lượng thịt của họ đã gia tăng đáng kể, chiếm ít nhất 20% toàn bộ sản lượng gà và lợn trên toàn cầu.

Tuy nhiên, đi đôi với kết quả tích cực cũng là tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thúc đẩy động vật tăng trưởng và ngăn ngừa nhiễm trùng không cần thiết. Bốn loại thuốc được dùng phổ biến nhất bao gồm tetracycline, sulfonamid, quinolone và penicillin cũng đang là những loại thuốc bị kháng lại nhiều nhất.

Vi khuẩn kháng kháng sinh trên động vật không chỉ đe dọa đến an ninh lương thực của các quốc gia, mà còn làm tăng nguy cơ mầm bệnh phát triển để kháng kháng sinh trên người. Thomas Van Boeckel, nhà dịch tễ học tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết: “Lần đầu tiên, chúng tôi có một số bằng chứng cho thấy tình trạng kháng kháng sinh [ở động vật trang trại] đang gia tăng và tăng nhanh ở các nước thu nhập thấp và trung bình”.

Để nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh đã phát triển như thế nào qua thời gian, Van Boeckel và các đồng nghiệp đã phân tích 901 nghiên cứu dịch tễ học thực hiện ở các nước đang phát triển, tập trung vào bốn loại vi khuẩn phổ biến: Salmonella, Campylobacter, Staphylococcus và E. coli. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp tất cả thông tin thu được để lập thành một bản đồ, nơi tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc đang tồn tại cho tới những địa điểm tình trạng tiến đến mức báo động.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra bốn loại thuốc kháng sinh đang được sử dụng phổ biến cho động vật bên trong các trang trại, với mục đích tăng cân chứ không phải chữa bệnh bao gồm: tetracycline, sulfonamid, quinolone và penicillin. Đó cũng chính là những loại kháng sinh có tỷ lệ bị kháng lại cao nhất. Từ năm 2000 đến 2018, tỷ lệ thuốc kháng sinh bị vi khuẩn kháng lại đã tăng gần gấp ba lần trên gà và lợn và tăng gấp đôi ở các loại gia súc khác.


Carlos Amábile-Cuevas, nhà vi sinh học tại viện nghiên cứu Lusara Foundation ở Mexico City cho biết: “Tình hình kháng kháng sinh trong chăn nuôi đang ngày một nghiêm trọng, bởi các điểm nóng nó tồn tại là những quốc gia xuất khẩu hàng ngàn tấn thịt mỗi năm”. Khoảng 20% lượng gà và lợn được nuôi ở trong các khu vực nơi kháng kháng sinh đang phát triển mạnh nhất. Vì vậy, ngay cả ở nhiều quốc gia phát triển có chính sách kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh trên động vật, những nỗ lực đó cũng sẽ bị hủy hoại nếu họ nhập khẩu thực phẩm không được sản xuất theo cùng tiêu chuẩn. Ông chia sẻ thêm: “Vấn đề kháng kháng sinh không bị giới hạn bởi biên giới chính trị”.

Giữa những năm 1950, chỉ khoảng 10 năm sau khi thuốc kháng sinh ra đời, chúng ta phải chứng kiến một dịch bệnh đầu tiên mà vi khuẩn kháng thuốc đã lây từ động vật sang người. Đó là dịch salmonella kháng kháng sinh lây lan ở vùng đông nam nước Anh. Nhiều dịch bệnh tương tự, xuất phát từ vi khuẩn kháng kháng sinh ở động vật, liên tục xuất hiện kể từ đó. Một trong những dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra vào năm 2013-2014, lây nhiễm 634 người ở 29 tiểu bang và vùng quốc hải Puerto Rico, được điều tra ra là xuất phát từ những con gà được nuôi ăn bằng kháng sinh.

Năm 2018, một nhóm nghiên cứu tại Đại học George Washington đã đưa ra bằng chứng thuyết phục cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh di chuyển từ động vật sang người qua thịt của chúng. Điều này cho thấy vấn đề kháng kháng sinh trên động vật ở các nước đang phát triển cũng có thể tạo ra hiệu ứng cộng hưởng với tình trạng kháng kháng sinh trên người khiến tình hình ngày càng phức tạp.

Trong bối cảnh đó, Van Boeckel đề xuất một giải pháp, ông cho rằng các quốc gia có thu nhập cao, nơi kháng sinh được sử dụng trước từ những năm 1950, nên trợ cấp cho các hoạt động chăn nuôi an toàn hơn ở các khu vực đang phát triển trên thế giới, nơi kháng sinh được sử dụng sau nhưng vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng trở thành vấn đề. Ông nhận định: “Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm phần lớn cho vấn đề toàn cầu, vấn đề mà chúng ta cũng góp phần tạo ra. Nếu muốn giúp chính mình, chúng ta nên giúp đỡ cả những quốc gia khác”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).