Mất Đi Nhưng Vẫn Còn Đó – Cái Chết Và Mất Mát Thay Đổi Như Thế Nào Trong Thời Kỹ Thuật Số

26 Tháng Chín 20192:00 SA(Xem: 8102)
Mất Đi Nhưng Vẫn Còn Đó – Cái Chết Và Mất Mát Thay Đổi Như Thế Nào Trong Thời Kỹ Thuật Số
Mất Đi Nhưng Vẫn Còn Đó

Liệu ta có thể mạnh mẽ sống tiếp khi những ký ức về người thân đã mất vẫn luôn hiện hữu xung quanh mỗi ngày thông qua công nghệ? Sau khi qua đời, tài khoản mạng xã hội của ta sẽ ra sao? Chúng ta rồi cũng chết đi, nhưng các tài khoản mạng xã hội có thể vẫn còn mãi trên Internet.

Đây là bài lược dịch bài viết “Gone but Not Deleted” của Luke O'Neil trên trang Boston Magazine - sau khi cha tác giả qua đời.

Tôi không nhớ lần cuối nói chuyện với cha là khi nào, nhưng vào khoảng thời gian cuối đời, tôi khó có thể hiểu ý ông qua điện thoại. Nhiều năm lạm dụng thuốc, sức khỏe ngày càng suy yếu đã làm biến dạng giọng nói của ông. Ông thường gọi tôi vào thời điểm không thích hợp, những lúc tôi không có thời gian cho các cuộc gọi. Đôi khi tôi thấy rất phiền vì ông cố gắng gọi lại hoặc chuyển lời tới hộp thư thoại.

Dù vậy, tôi khó mà không nghĩ tới việc ông sắp phải từ giã cuộc đời. Tôi có thể sẽ không còn cơ hội để nói chuyện với cha nữa, tôi thường nói thế với bản thân, nhưng cuối cùng, tôi vẫn không thường nói chuyện với ông.

Vào những ngày vui vẻ, ông sẽ gọi để kể cho tôi nghe những điều xảy ra xung quanh mình. Cha thường khuyên tôi nên đối xử tốt với các anh chị em khác mẹ, nhưng nếu có thể, tôi muốn nói với họ "hãy gọi lại cho cha, một ngày nào đó các người sẽ thấy hối tiếc nếu không làm vậy".

Tôi nhớ chính xác ngày và giờ của một vài tin nhắn cuối cùng của chúng tôi, bởi vì chúng vẫn còn đó trên điện thoại của tôi, và sẽ vẫn còn đó, ít nhất là cho tới khi đám mây lưu trữ còn tồn tại và tôi vẫn còn khả năng chi trả, chúng sẽ tồn tại mãi mãi. Có một hình ảnh mà tôi đã gửi cho cha từ tháng 12/2015, ngay sau khi tôi có cơ hội phỏng vấn Tom Brady. Vậy mà người cha ở Massachusetts của tôi chỉ chú ý những gì? Tim tôi như thắt lại mỗi khi đọc lại tin nhắn trả lời của ông: “Cha rất tự hào về con, con trai, ngày mai cha sẽ đem khoe mọi người thấy niềm vui này, MỘT LẦN NỮA CHA RẤT TỰ HÀO VÌ BA CHỮ CON YÊU CHA”

Đọc nhữn tin nhắn khác khiến tôi phì cười, chẳng hạn như: “Cha cảm thấy thật lo gool o gohurrf horp, ,,ro jlpw up pi f”. Tôi vẫn chẳng thể đoán ra ông muốn nhắn điều gì. Và đến tháng 02/2016, tin nhắn cuối cùng tôi nhận được: “Chào con trai, hôm nay con thế nào? Bố đã ở bệnh viện được hai tuần và khoẻ hơn nhiều. Nói chuyện với con sau nhé. Yêu con. Bố”. Ba tháng sau, ông qua đời vì nhiễm trùng máu.

Tôi đã suy nghĩ về những tin nhắn đó trong một bữa tối gia đình tại nhà mẹ tôi, không lâu sau khi cha tôi qua đời. Ai đó đã hỏi về một bức tường có dán hình ảnh, lưu giữ kỷ niệm về các thế hệ trước của mẹ tôi và cha dượng, trong đó mọi người đều có râu và đội nón. Bức Tường Tưởng Niệm, chúng tôi gọi nó như vậy. Nhưng tôi nhận ra rằng những hình ảnh trên tường khác với tin nhắn của cha tôi – cũng như những bức thư tay từ người bà dấu yêu mà tôi đã cất giữ. Những kỷ vật đó là những ký ức đóng băng thời gian, một phần của quá khứ xa xôi của tôi.

Mặt khác, smartphone đã trở thành sản phẩm thường nhật. Tôi có thể dùng nó trả lời tin nhắn cuối cùng với bố ngay bây giờ, làm dài thêm cuộc trò chuyện giữa chúng tôi. Vậy nó có thể trở thành nơi lưu trữ kỉ niệm với người đã khuất không?

Ý tưởng người chết có thể nói chuyện nghe như chỉ có trong phim kinh dị hay khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, việc lưu trữ ký ức người thân trong smartphone, không xóa số liên lạc dù họ đã qua đời nhiều năm giúp ý tưởng kinh dị trở nên hiện thực hơn.

Chúng ta đã hỏi thiết bị đường về nhà, đặt thức ăn hay quảng bá chính mình đến toàn thế giới. Và chúng ta còn có thể trò chuyện với "ma". Theo Boston Magazine, có từ 8,000 – 10,000 người dùng Facebook qua đời mỗi ngày. Những gì còn lại là bài đăng, tin nhắn, hình ảnh. Vậy chúng sẽ đi về đâu?

Thực tế tài khoản có thể “chuyển nhượng” cho bạn bè hoặc thành viên gia đình. Họ sẽ “dọn dẹp” lại tài khoản khi người thân qua đời, nhưng vẫn không được cấp quyền truy cập vào nhật ký trò chuyện riêng tư. Các thành viên khác trong gia đình cũng có thể tùy chọn tưởng nhớ tài khoản người đã khuất, tắt đi một số tính năng nhất định như nhắc nhở ngày sinh nhật, tránh gây đau lòng.

Gmail có một công cụ gọi là Trình quản lý tài khoản không hoạt động (Inactivate Account Manager) cho phép báo với Google khi tài khoản sắp ngừng hoạt động.

Trước thời hạn đó, Google sẽ kiểm tra thông tin trên thế giới số để xem người dùng còn sống hay không. Nếu không có phản hồi, Google sẽ liên lạc với những người tin tưởng mà ta đã chọn trước đó với thông điệp được viết từ trước. “Chào cậu, tôi chết rồi haha. Nhớ đừng xem mấy tấm hình khỏa thân của tôi nhé", hoặc điều gì đó tương tự.

Twitter cũng có tùy chọn xóa bỏ tài khoản của người đã mất, song yêu cầu chứng minh người dùng qua đời. Đó quả thực không phải là đòi hỏi dễ đáp ứng, nhất là trong khoảng thời gian khó khăn khi người thân mới qua đời.

Điều này đưa đến kết luận. Đó là tiến bộ công nghệ có thể thay đổi cách chúng ta thương tiếc người thân yêu đã mất. Chẳng hạn vào năm 2017, cây bút James Vlahos của tờ Wired đã ghi lại những ngày tháng cuối cùng với cha mình. Ông cố gắng ghi lại các đặc điểm trong giọng nói của cha và tải nó lên phần mềm trò chuyện trí tuệ nhân tạo gọi là Dadbot. Những nỗ lực tạo ra hình thái vĩnh cửu mới ngày càng nhiều. Một công ty còn hứa hẹn việc bảo toàn bộ não con người và tải nó lên đám mây.

"Tang lễ" trong thời đại số

Moran Zur - người sáng lập của một dịch vụ có tên SafeBeyond - giải thích “chính sách bảo hiểm nhân thọ tình cảm” của ông được lấy cảm hứng từ nỗi đau mất vợ và cha.

Vợ của Moran bị ung thư trong nhiều năm. Ông muốn bà ấy để lại thông điệp cho con cái họ ở mỗi cột mốc khi chúng lớn. Có thể nghe được lời chúc từ người mẹ quá cố thực sự là món quà cho những đứa trẻ, nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi. Đó là liệu chúng ta có thể tiếp tục sống mạnh mẽ trong kỷ nguyên số hay không, khi người chết không bao giờ thực sự biến mất.

Tang lễ “kỹ thuật số” cũng không quá khác biệt so với đi viếng nghĩa trang. Nhưng khi con người có thể dễ dàng truy cập vào miền ký ức những người thân yêu đã khuất bằng smartphone, liệu có làm chúng ta mắc kẹt vĩnh viễn trong nỗi đau mất mát?

Theo giáo sư tâm thần học Michael Grodin thuộc Đại học Y khoa Boston, không có gì bất thường hoặc không lành mạnh khi tìm về các kỷ vật kỹ thuật số. Điều này cũng như việc trân trọng chiếc chăn cũ hay mặc áo phông của người thân đã mất. Ông giải thích: “Vấn đề nằm ở mức độ. Nếu nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ, hoạt động hàng ngày, khả năng làm việc và tiếp thu của quý vị, quý vị nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý”

Sau tất cả các buổi trị liệu, dành ra hàng giờ suy nghĩ về những tin nhắn với cha, dù không hiểu rõ hoặc vốn chúng chẳng có ý nghĩa, tôi nhận ra rằng việc đối mặt với những kỉ niệm kỹ thuật số của những người thân yêu thực sự mang ý nghĩa đặc biệt. Nó như lời nhắc nhở không ngừng việc họ vắng mặt khỏi đời ta. Dù không thể nói chuyện trực tiếp với người đã khuất, họ có thể gợi về cho chúng ta, bất kể là là thứ gì: Một tin nhắn thoại, văn bản hay dòng “tweet” - thông điệp bất kì ai cũng có thể truyền đạt: "Tôi đã ở đây. Dù đã ra đi, nhưng tôi vẫn ở đây".

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).