8 Lầm Tưởng Về Giấc Ngủ Có Thể Gây Hại Cho Sức Khoẻ Của Quý Vị

26 Tháng Chín 20195:00 SA(Xem: 6034)
8 Lầm Tưởng Về Giấc Ngủ Có Thể Gây Hại Cho Sức Khoẻ Của Quý Vị
8 Lầm Tưởng Về Giấc Ngủ Có Thể Gây Hại Cho Sức Khoẻ Của Quý Vị

Con người dành 1/3 cuộc đời để ngủ, nhưng giấc ngủ vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được chúng ta khám phá. Nên sẽ có không ít những lầm tưởng mà chúng ta thường vẫn nghĩ là đúng nhưng thật ra lại gây hại cho cơ thể rất nhiều.

Giấc ngủ liên kết chặt chẽ và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, tâm trạng và sức khoẻ của mỗi người. Một giấc ngủ không tốt vào tối hôm trước sẽ mang đến cảm giác uể oải, và tâm trạng dễ gắt gỏng vào sáng hôm sau; trong ngắn hạn, nó khiến năng suất công việc, học tập của chúng ta giảm nhiều trong ngày hôm ấy. Nhưng thiếu ngủ mãn tính sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khoẻ, tăng nguy cơ truỵ tim và tử vong sớm.

Các nhà khoa học nghiên cứu về giấc ngủ cho biết còn rất nhiều việc phải làm để nhận thức cho mọi người biết thế nào là thói quen ngủ tốt, và loại bỏ những lầm tưởng về thói quen xấu. Khoảng cuối tháng 09/2019, một nghiên cứu mới được xuất bản trên Sleep Health đã thu thập tất cả những lầm tưởng truyền miệng và kiểm tra chúng. Những lầm tưởng được xếp hạng theo 2 yếu tố: mức độ sai của nó và mức độ ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng. Sau đây là 8 lầm tưởng thường gặp đứng đầu trong danh sách

1.    Nhiều người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 giờ hoặc ít hơn cho một sức khoẻ bình thường:
Các nhà nghiên cứu xếp hạng lầm tưởng trên gây hại nhiều nhất cho sức khoẻ và cho cộng đồng. Thiếu ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, và không có gì là tốt. Thiếu ngủ tăng nguy cơ bị cao huyết áp và đau tim, giảm khả năng nhận thức và tăng nguy cơ bị trầm cảm. Người bị thiếu ngủ cũng dễ mắc tiểu đường và béo phì hơn do sự ảnh hưởng của nội tiết tố tác động đến quá trình trao đổi chất.

Đối với người lớn, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm và thực sự không có cách nào để cắt bớt thời gian ngủ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bác sĩ Steven H. Feinsilver, giám đốc Trung tâm Y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết: “Có thể có sự khác biệt việc một cá nhân cần ngủ bao nhiêu nhưng tôi không biết một cá nhân nào có thể thay đổi điều đó quá nhiều. Tôi nghĩ rằng quý vị có thể quen với việc ngủ ít hơn, nhưng quý vị cũng làm quen luôn với việc trở nên khốn khổ do thiếu ngủ”

2.    Xem TV trước khi đi ngủ là cách thư giãn tốt trước khi đi ngủ

Có thể nhiều người đã biết điều này không đúng, và thói quen không chỉ dừng lại ở TV, smartphone, máy tính bảng và tất cả những đồ dùng công nghệ của quý vị không phải là cách hay để giải trí trước khi đi ngủ. Các nhà nghiên cứu ngày càng chỉ ra rõ ảnh hưởng của ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử ảnh đến giấc ngủ của chúng ta, và kết quả tiêu cực thấy rõ. Sử dụng điện thoại, máy tính, TV khiến chúng ta bị thu hút bởi những nội dung trong đó, chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn và dẫn đến thiếu ngủ.

3.    Không quan trọng là quý vị ngủ lúc nào trong ngày

Đồng hồ sinh học của chúng ta về thức và ngủ có xu hướng tuân theo và hoà hợp nhịp điệu tự nhiên Mặt Trời lặn và Mặt Trời mọc. Tuy nhiên, vì lý do công việc, gia đình hay cuộc sống xã hội, đôi khi chúng ta không ngủ hoàn toàn ban đêm. Nhiều người cho rằng có thể ngủ bù vào ngày hôm sau nhưng thực tế cơ thể chúng ta phải mất từ 1 đến 2 tuần để hồi phục hoàn toàn sau 1 đêm thức trắng.

Nếu buộc phải thức đêm, ngủ muộn một vài buổi, nó không quá to tát. Nhưng nếu thay đổi hẳn nhịp sinh học, ngủ trong một khoảng thời gian khác, nó thực sự không tốt cho sức khoẻ của quý vị chút nào. Nghiên cứu chỉ ra những người làm ca đêm thường trải qua quá trình đồng bộ hoá nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ của họ thường kém hơn. Họ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về trầm cảm hay tiểu đường.


4.    Nằm trên giường và nhắm mắt cũng tốt như ngủ vậy

Quý vị có thể cảm thấy như mình đang nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường, ngay cả khi không thể ngủ được, nhưng các nhà nghiên cứu đánh giá đây là lầm tưởng phổ biến và gây hại rất nhiều cho sức khoẻ. Tất cả mọi thứ từ não bộ, đến tim, phổi của quý vị hoạt động khác nhau khi ngủ so với khi thức. Nếu quý vị biết mình đang thức, phần còn lại của cơ thể quý vị cũng vậy: gan, túi mật, phổi sẽ không vào quá trình thải độc, não bộ cũng không hệ thống lại những ký ức trong ngày vừa qua và quý vị cũng dễ bị mắc bệnh Ahzeimer hơn.

5.    Ngủ được mọi nơi, mọi lúc là dấu hiệu của hệ thống giấc ngủ lành mạnh.

Một người có thói quen ngủ lành mạnh cũng thường mất một vài phút để đi vào giấc ngủ, còn nếu một người có thể ngủ ngay lập tức khi mới đặt lưng, đó có thể là dấu hiệu của người bị thiếu ngủ. Thực tế, khả năng ngủ ngay lập tức như một món quà, nhưng việc quý vị có thể ngủ dễ dàng trên chuyến xe dài hay trong một buổi họp chán ngắt, có thể là do quý vị đang thiếu ngủ. Lầm tưởng trên khá là nguy hiểm, vì nó khiến nhiều người không để ý đến việc điều này không tốt cho họ, hay đây là dấu hiệu rằng sức khoẻ họ đang không tốt.

6.    Uống rượu trước khi đi ngủ sẽ cải thiện giấc ngủ.

Thực tế, khi quý vị uống rượu hay bia, quý vị sẽ cảm thấy buồn ngủ và muốn nhắm mắt hơn, rượu có thể làm người uống đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến lầm tưởng rằng rượu bia giúp ta ngủ ngon, nhưng thật ra nó là thứ gây rối loạn giấc ngủ của chúng ta.

Nếu uống rượu trong vòng một giờ trước khi ngủ sẽ gây xáo trộn 50% giấc ngủ cuối. Người uống rượu sẽ ngủ chập chờn hay tỉnh giấc bởi những giấc mơ và ngủ lại rất khó khăn. Nếu vẫn tiếp tục dùng rượu trước khi ngủ lâu dài, hiệu quả an thần sẽ giảm, trong khi tác động gây xáo trộn giấc ngủ ngày càng tăng. Rối loạn giấc ngủ kiểu này thường gây ra mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở người cao tuổi, vì khi họ uống cùng liều lượng rượu với người trẻ, nồng độ rượu trong máu và não của họ lại cao hơn nhiều.

7.    Não bộ và cơ thể có thể học cách hoạt động hiệu quả khi quen với việc ngủ ít hơn

Giữa công việc, gia đình, bạn bè, ai mà có đủ thời gian mà ngủ cả tối? Có một niềm tin phổ biến là nếu quý vị cố thêm chút nữa, quý vị có thể vượt qua việc ngủ không đủ giấc, quý vị chỉ cần thích nghi thêm một chút hay thêm 1 ly cà phê, là sẽ được tiếp sức. Nhưng sự thật thì điều đó là sai hoàn toàn. Quý vị vẫn sẽ phải chịu những tổn thương ở não bộ, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, khả năng tập trung trong công việc và tăng nguy cơ bị mắc bệnh Ahzeimer như thường.

8.    Ngoài việc làm phiền những người ngủ cùng, ngáy to hầu như không gây hại gì cả

Ngủ ngáy là một triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nguy hiểm ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng giấc ngủ mà còn cả tính mạng của chúng ta. Ngủ ngáy mãn tính có thể là do đường thở của chúng ta đang bị chặn vào ban đêm.

May mắn là không phải tất cả những người ngủ ngáy là do bệnh ngưng thở khi ngủ. Nếu quý vị ngủ ngáy và thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách giải quyết. Nguyên nhân do không khí khó đi vào cơ thể dẫn đến não bộ thiếu oxy, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những người bị thừa cân béo phì, huyết áp cao hay thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).