"Đảo Năng Lượng Mặt Trời" – Hút CO2 Trong Nước Biển Và Tạo Ra Methanol Để Làm Nhiên Liệu

14 Tháng Mười 20198:00 CH(Xem: 4729)
"Đảo Năng Lượng Mặt Trời" – Hút CO2 Trong Nước Biển Và Tạo Ra Methanol Để Làm Nhiên Liệu
Hút CO2 Trong Nước Biển Và Tạo Ra Methanol Để Làm Nhiên Liệu

Khoảng giữa tháng 10/2019, tạp chí Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đăng tải một báo cáo khoa học mới tới từ các nhà nghiên cứu tại Na Uy và Thụy Điển, cũng có thể coi là một tia hy vọng mới cho nhân loại: ghép hàng triệu tấm pin Mặt Trời vào để tạo thành những trang trại năng lượng Mặt Trời trên mặt nước, đồng thời biến đổi carbon dioxide trong nước biển thành methanol - thứ nhiên liệu tối cần thiền cho việc vận hành các phương tiện di chuyển tải trọng lớn.

Những trang trại năng lượng Mặt Trời nổi sẽ giải quyết ba vấn đề: năng lượng, khí nhà kính và cảnh phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo khoa học nói rằng công nghệ mới sẽ được sử dụng để xây nên những nhà máy sản xuất ethanol quy mô lớn trên mặt nước, nên được xây ở vùng biển lặng sóng và ít gặp bão. Họ đưa ra những vị trí “đắc địa” như ngoài khơi Nam Mỹ, phía Bắc nước Úc, Vịnh A Rập và các vùng biển Đông Nam Á.

Trong báo cáo khoa học có viết: “Để giảm được hậu quả của nóng lên toàn cầu, chúng ta cần phương pháp cắt giảm khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, trong tương lai gần, những nhiên liệu lỏng chứa carbon sẽ vẫn là phương thức sản xuất năng lượng quan trọng. Nên chúng tôi cho ra mắt sự kết hợp của những công nghệ có sẵn, sử dụng năng lượng Mặt Trời để tái chế CO2 thành nhiên liệu lỏng”.

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các trang trại năng lượng Mặt Trời nổi cũng tương tự như các bè nuôi cá. Họ tính ra con số tương đối của 70 trang trại như vậy sẽ phủ được khoảng 1.3 km2 diện tích mặt biển. Các tấm năng lượng Mặt Trời tạo điện, cùng lúc đó điện phân nước để tách ra hydro. Số hydro đó sẽ tương tác với carbon dioxide trong nước biển, tạo ra methanol.

Nhóm các nhà khoa học cho rằng ở quy mô đủ lớn, phương pháp mới sẽ khiến việc sản xuất năng lượng tái tạo cạnh tranh được với ngành tinh chế nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, họ đang bắt tay vào chế tạo những nguyên mẫu đầu tiên, nhằm chứng minh những ý tưởng nằm sau báo cáo khoa học mới được đăng tải là khả thi. Dự tính, ta cần 3.2 triệu “hòn đảo” nổi như thế để bù lại được lượng CO2 thải ra từ nhiên liệu hóa thạch.

Một trang trại năng lượng Mặt Trời nổi có thể tạo ra được 15,000 tấn methanol/năm, đủ để vận thành một chiếc Boeing 737 di chuyển được 300 chuyến khứ hồi trên quãng đường 3,400 km. Bruce Patterson, nhà vật lý học tại Đại học Zurich và một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi muốn tận dụng nhiên liệu cho máy bay, xe tải đường dài, tàu thủy hạng nặng và các hệ thống tàu chạy ray không dùng điện”

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định đây không phải là giải pháp màu nhiệm có thể giải quyết mọi thứ: “Đây chỉ là một trong vô vàn cách thức ta nên làm để chống trả biến đổi khí hậu, ta cần phải tìm thêm phương thức cách nhiệt nhà riêng, tạo ra động cơ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn và nên đi xe điện”.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).