Nhật Bản Bắt Đầu Cải Cách "Xã Hội 5.0"

19 Tháng Mười 20197:45 SA(Xem: 5931)
Nhật Bản Bắt Đầu Cải Cách "Xã Hội 5.0"
Nhật Bản Bắt Đầu Cải Cách Xã Hội 5.0

Nhiều người vẫn thường nghe nói về Web 2.0 và có lẽ cả Web 3.0 mà nhà sản xuất trình duyệt Opera yêu thích. Nhưng liệu có ai đã bao giờ nghe nói về "Xã hội 5.0"? Không, nó không phải là một phần mềm mà là cách gọi của các nhà sử học sử dụng cho "một thời đại". Với Xã hội 5.0 (Society 5.0), chính phủ và các công ty Nhật Bản đang hợp tác để phát triển công nghệ, đặc biệt là AI và tự động hóa, nhằm giúp cải thiện xã hội loài người và phát triển toàn bộ nền văn minh.

Vậy Xã hội từ 1.0 đến 4.0 là gì? Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã liên kết phiên bản xã hội với các bước ngoặc lớn trong lịch sử loài người liên quan đến xã hội và kinh tế. Phiên bản 1.0 bắt đầu với việc săn bắn trước khi con người bắt đầu cuộc sống trồng trọt định cư ở phiên bản 2.0. Sau đó là cuộc cách mạng công nghiệp, đánh dấu cho phiên bản xã hội 3.0. Chúng ta hiện đang ở đỉnh cao của một cuộc cách mạng khác, sau thời đại "Thông tin", có lẽ ở mức khoảng chừng 4.7 hoặc 4.8.

Tuy nhiên, không chỉ đánh dấu lịch sử, Xã hội 5.0 còn đề xuất một mô hình khác trong việc phát triển và quan trọng hơn là sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề của xã hội. Trong khi hầu hết các công ty công nghệ sẽ tuyên bố rằng các sản phẩm của họ hướng đến việc cải thiện tình trạng của loài người, Xã Hội 5.0 đưa ra các mục tiêu cụ thể và định hướng chung để đạt được điều đó.

Xã hội 5.0 nhằm mục đích hội tụ không gian ảo ảo với thế giới thực để giải quyết các vấn đề như tăng nhu cầu năng lượng và thực phẩm, bất bình đẳng trong khu vực và đặc biệt là đất nước và xã hội già hóa. Về mặt thực tiễn, Xã hội 5.0 là một chương trình và tầm nhìn cụ thể tại Nhật Bản xoay quanh hai xu hướng công nghệ hiện tại đang diễn ra trên thế giới nói chung: Internet of Things (Đồ dùng kết nối) và AI.

Big data là chìa khóa chính

Cấu trúc Xã hội 5.0 sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các cảm biến trong thế giới thực được gửi đến thế giới ảo trên đám mây để được phân tích bằng AI. Sau đó, các dữ liệu quay trở lại thế giới thực ở dạng vật lý thông qua robot, máy móc, xe tự lái hay thậm chí là máy tính.

Quan trọng hơn, sáng kiến và công nghệ sẽ không chỉ được sử dụng cho lợi ích doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các quy định sẽ đóng một phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu và sử dụng dữ liệu của công ty được thu thập. Xã hội 5.0 là một trong những chủ đề cơ bản trong sự kiện CEATEC 2019 tại Tokyo. Và trong khi đó là tầm nhìn được đề xuất bởi chính phủ Nhật Bản, các công ty và doanh nghiệp Nhật Bản ngoài ngành công nghệ như ANA (All Nippon Airways) và Shimizu cũng có mặt tại sự kiện.

Trong khi Nhật Bản đang làm việc để trở thành quốc gia đầu tiên hiện thực hóa tầm nhìn mới, hiệu ứng của nó có thể sẽ lan rộng đến các khu vực khác trên thế giới và thậm chí được kỳ vọng sẽ trở thành một mô hình chi tiết cho các quốc gia khác tham khảo.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
11
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).