Kỹ Sư NASA Tuyên Bố Động Cơ Xoắn Ốc Có Thể Đạt Tới 99% Vận Tốc Ánh Sáng

19 Tháng Mười 20197:45 CH(Xem: 7024)
Kỹ Sư NASA Tuyên Bố Động Cơ Xoắn Ốc Có Thể Đạt Tới 99% Vận Tốc Ánh Sáng
Kỹ Sư NASA Tuyên Bố Động Cơ Xoắn Ốc Có Thể Đạt Tới 99% Vận Tốc Ánh Sáng

Vũ trụ rộng lớn, vô tận; chúng ta vẫn chưa khám phá hết Hệ Mặt Trời mà Vũ trụ vẫn cứ nở ra vô tận về mọi phía. Kể cả khi có thể di chuyển bằng vận tốc năm ánh sáng, ta vẫn phải mất rất nhiều năm Trái Đất để đến được hệ sao gần nhất. Thực tế, ánh sáng cũng không nhanh như nhiều người vẫn tưởng.

Thế nhưng, để vươn tới các vì sao, ta vẫn phải tìm cách di chuyển nhanh nhất có thể. David Burns, một kỹ sư của NASA luận ra phác thảo của một động cơ không tưởng, trên lý thuyết có thể cho tàu du hành di chuyển với vận tốc 99% vận tốc ánh sáng. Còn một điều đặc biệt hơn nữa, là động cơ không cần dùng nhiên liệu.

Báo cáo nghiên cứu của David Burns có tên “Động cơ Xoắn ốc - Helical Engine” đã được đăng tải trên Server Báo cáo Kỹ thuật của NASA, nó mô tả rằng động cơ sẽ có thể hoạt động bằng cách lợi dụng khả năng biến đổi của khối lượng trong những tốc độ tương đối khác nhau, khi đó, trong môi trường không trọng lực, vật thể có thể di chuyển gần với tốc độ ánh sáng. Báo cáo của Burns vẫn chưa được xác nhận bởi nhóm các nhà khoa học uy tín nào, nên vẫn chưa thể công nhận sự tồn tại của Động cơ Xoắn ốc.

Dù nghe có vẻ thú vị, nhưng thứ động cơ khái niệm vẫn chỉ là những dòng chữ trên giấy.

Để giải thích động cơ xoắn ốc một cách dễ hiểu, David Burns mô tả một cái hộp chứa một quả tạ nhỏ bên trong, quả tạ sẽ được treo trên một sợi dây, đung đưa liên tục bởi hai lò xo được gắn đối diện nhau ở hai thành hộp. Trong môi trường chân không của Vũ trụ, hiệu ứng sẽ khiến cả chiếc hộp rung lên nhưng quả tạ vẫn sẽ đứng yên một chỗ.

Cái hộp sẽ liên lục rung lên ở một điểm cố định, nhưng nếu khối lượng của quả tạ liên tục tăng lên theo một hướng, nó sẽ tạo ra một lực đẩy, đó chính là thứ lực sẽ đưa cái hộp di chuyển. Theo định luật bảo toàn động lượng - tổng động lượng của một hệ các vật không thay đổi nếu hệ đó không tương tác với bên ngoài, điều vừa nêu sẽ gần như bất khả thi.

Thế nhưng, thuyết tương đối hẹp có một lỗ hổng, rằng nếu vật thể sẽ tăng khối lượng nếu tốc độ di chuyển của chúng ngày một tăng tới gần tốc độ ánh sáng. Vậy nên nếu thay quả tạ bằng ion và thay cái hộp bằng một vòng lặp, theo lý thuyết, ta sẽ chứng kiến ion di chuyển ngày một nhanh ở nửa vòng lặp này và chậm hơn ở nửa vòng lặp kia.

Động cơ của Burns không chỉ chứa một vòng lặp duy nhất, nên nó có tên là “động cơ xoắn ốc”. David Burns viết trong báo cáo: “Động cơ sẽ làm tăng tốc ion bị nhốt trong vòng lặp, để tạo nên tốc độ tương đối, và tốc độ có được sẽ phụ thuộc vào khối lượng của ion. Động cơ sẽ đẩy cho ion di chuyển liên tục theo phương di chuyển của hệ thống, để tạo ra lực đẩy”

Nghe có vẻ hợp lý trên giấy tờ, nhưng không đủ thuyết phục trong thực  tế.

Theo trang New Scientist phân tích, khoang xoắn của động cơ phải có kích cỡ lớn, cụ thể phải dài 200 mét và đường kính 12 mét. Nó sẽ cần tới 165 megawatt để tạo ra được lực đẩy 1N, tương đương với năng lượng sản xuất được của một nhà máy điện để tạo ra đủ lực để … đẩy một khối 1kg với gia tốc 1m/s^2. Nhưng trong môi trường chân không của vũ trụ, động cơ xoắn ốc có thể hoạt động được.

David Burns cũng tự nhận thấy vấn đề hiệu năng của động cơ xoắn ốc, và thêm rằng vì báo cáo chưa được phê duyệt bởi hội đồng khoa học, các phép toán của Burns có thể còn sai.


52Vote
41Vote
32Vote
21Vote
11Vote
3.37
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).