Quân Đội Mỹ Có Thể Sụp Đổ Trong 20 Năm Tiếp Theo Dưới Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu

28 Tháng Mười 20197:45 CH(Xem: 8689)
Quân Đội Mỹ Có Thể Sụp Đổ Trong 20 Năm Tiếp Theo Dưới Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu
Quân Đội Mỹ Có Thể Sụp Đổ Trong 20 Năm Tiếp Theo

Khoảng cuối tháng 10/2019, theo một báo cáo mới của quân đội Mỹ, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến một kịch bản khủng khiếp cho người dân, bao gồm sự cố mất điện kéo dài, bệnh tật, thiếu nước, nạn đói và cả chiến tranh.

Nghiên cứu cho thấy, chính quân đội Mỹ khi đó cũng đối mặt với nguy cơ tan rã. Báo cáo cho biết kịch bản có thể xảy ra trong vòng hai thập kỷ tiếp theo. Các quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ tham gia viết bản báo cáo hiện đều đang công tác tại các cơ quan trọng yếu bao gồm Quân đội Mỹ, Cơ quan Tình báo Quốc phòng và NASA.

Nghiên cứu kêu gọi Lầu Năm Góc khuẩn trương chuẩn bị cho các kịch bản tồi tệ có thể xảy ra vào giữa thể kỷ. Trong đó, hệ thống điện, nước và nguồn cung cấp thực phẩm tại Mỹ có thể sụp đổ do tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực

Báo cáo có tựa đề "Hệ quả của biến đổi khí hậu đối với quân đội Mỹ" được phát hành dưới sự hợp tác của Đại học Quân đội Chiến tranh Mỹ Hoa Kỳ và NASA hồi tháng 05/2019. Nó được ủy quyền thực hiện bởi tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, người mới được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm hồi đầu năm. Một điểm thú vị là tổng thống Trump thể hiện ông ấy không bận tâm đến biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, báo cáo cho thấy biến đổi khí hậu là có thật, và nó đang đi đúng hướng để tạo ra một thảm họa chưa từng có cho xã hội Mỹ. Tác động của biến đổi khí hậu tới các hệ thống tự nhiên như đại dương, sông, hồ, nước ngầm, đá ngầm và rừng... vẽ ra một kịch bản sụp đổ đáng sợ của nước Mỹ trong vòng 20 năm tiếp theo.

Các tác giả báo cáo lưu ý nước Mỹ hiện chưa được chuẩn bị kỹ để đối phó với kịch bản đó. Một ví dụ là hầu hết các cơ sở hạ tầng trọng điểm nằm trong danh sách của Bộ An ninh Nội địa Mỹ không được xây dựng để chống chịu với các điều kiện biến đổi khí hậu.

Khoảng 80% nông sản xuất khẩu và 78% nông sản nhập khẩu của Mỹ được vận chuyển bằng đường thủy. Điều này có nghĩa là lũ lụt do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lâu dài cho cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương, tạo ra mối đe dọa lớn tới cuộc sống của người dân Mỹ và an ninh lương thực toàn cầu.

Kịch bản sụp đổ lưới điện quốc gia

Có một nguy cơ đặc biệt, trong đó lưới điện quốc gia Mỹ phải ngừng hoạt động dưới các sự kiện căng thẳng do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là lượng mưa đang biến đổi. Các mạng lưới điện phục vụ nước Mỹ hiện nay đang ngày một xuống cấp mà không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa toàn diện. Các nhà máy điện, cơ sở hạ tầng truyền tải và hệ thống phân phối điện đều tồn tại những lỗ hổng.

Đối mặt với nhu cầu năng lượng gia tăng gây ra bởi nhiều kiểu thời tiết mới như các đợt lạnh và nắng nóng kéo dài đi cùng hạn hán, mạng lưới điện Mỹ ngày càng trở nên mong manh hơn. Một ví dụ rõ ràng nhất cho điều đó là việc Công ty Điện lực và Khí đốt Thái Bình Dương (PG&E) từng phải cắt điện của nửa triệu hộ dân California do lo ngại đường dây gây cháy rừng. Đối mặt với biển đổi khí hậu với mùa khô ở Mỹ kéo dài hơn làm gia tăng rủi ro hỏa hoạn, PG&E đã không thể làm gì với mạng lưới điện mong manh ở California.

Báo cáo cho thấy nếu hạ tầng lưới điện bị sụp đổ hoàn toàn, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ:

- Mất các loại thực phẩm và thuốc dễ hỏng

- Mất hệ thống phân phối nước sạch và thoát nước thải

- Mất hệ thống sưởi/điều hòa không khí và điện chiếu sáng

- Mất các hệ thống máy tính, điện thoại và liên lạc (bao gồm cả mạng vệ tinh, GPS và các chuyến bay)

- Mất hệ thống giao thông công cộng

- Mất hệ thống phân phối nhiên liệu và các đường ống nhiên liệu

- Mất các hệ thống điện không được trang bị hệ thống dự phòng

Đối với quân đội Mỹ, sự cố trên lưới điện quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng khẩn cấp, làm suy yếu quân đội, thách thức sự hoạt động hay nói cách khác có thể khiến quân đội tan rã. Các cơ sở hạt nhân khi đó có thể phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hiện nước Mỹ có 99 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp gần 20% năng lượng cho quốc gia. Nhưng phần lớn trong số đó, khoảng 60% lò phản ứng nằm ở những khu vực dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, phải đối mặt với những rủi ro lớn như nước biển dâng, bão lũ hoặc thiếu nước.

Dịch bệnh

Các tác giả báo cáo cho biết biến đổi khí hậu có thể khiến dịch bệnh lây lan đến mức cần triển khai quân đội bên trong nước Mỹ. Không có mốc thời gian rõ ràng, nhưng báo cáo nói: Biến đổi khí hậu đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong dân chúng. Một đại dịch không còn là vấn đề "nếu" mà đã là "khi nào" thì nó xảy ra.

Các khu vực Nam Mỹ sẽ phải chứng kiến sự gia tăng lượng mưa trong khoảng 0.5 đến 0.8mm mỗi ngày, cùng với mức gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm từ 1-3 độ C vào năm 2050.

Cùng với mùa đông ấm hơn, những điều kiện mới sẽ thúc đẩy sự sinh sôi của muỗi và bọ ve. Hậu quả là Mỹ sẽ phải chứng kiến các dịch bệnh chưa từng thấy, phạm vi lây lan các căn bệnh xuất hiện với số lượng ít trước đây như Zika, sốt sông Nile, bệnh Lyme và nhiều bệnh khác sẽ mở rộng.

Kỷ nguyên chiến tranh leo thang bất tận

Biến đổi khí hậu không chỉ khiến Mỹ cần xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng quân sự trong nước, mà còn ảnh hưởng tới cả các quyết định can thiệp quân sự ở hải ngoại. Một ví dụ là, các tác giả dẫn chứng cuộc chiến Syria có thể là mô hình của một xung đột quốc tế được châm ngòi bởi những bất ổn từ biến đổi khí hậu. Nội chiến Syria bùng nổ đúng vào một đợt hạn hán lớn xảy ra trong khu vực, buộc người dân nông thôn tràn vào thành thị trong khi đất nước vẫn phải hứng chịu một làn sóng tị nạn từ Iraq.

Xung đột đã dấn đến nội chiến Iraq, tiếp thêm căng thẳng giữa Mỹ và Nga.

Kể từ khi chiến tranh bùng nổ, dân số Syria đã suy giảm khoảng 10%, với hàng triệu người tị nạn rời khỏi đất nước, làm gia tăng bất ổn ở Châu Âu, châm ngòi cho chủ nghĩa bạo lực cực đoan. Báo cáo nêu ra một trường hợp khẩn cấp nhất, nơi có thể trở thành mục tiêu can thiệp quân sự tiếp theo của Hoa Kỳ: Bangladesh. Theo đó, quốc gia Nam Á đang có một nửa dân số đang sống ở các khu vực xấp xỉ mực nước biển.

Tương đương với đó, 80 triệu người Bangladesh sẽ phải di cư khỏi các khu vực không còn có thể sinh sống: Làn sóng sẽ ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu như thế nào, khi nó xảy ra trong một khu vực tập trung gần 40% dân số thế giới và một số cường quốc hạt nhân đối lập?

Với dân số gấp tám lần Syria, báo cáo cho biết Bangladesh thực hiện di dân sẽ tạo ra một điểm nóng mới trong khu vực, làm tăng bất ổn trên quy mô toàn cầu. Các tác giả báo cáo khuyến nghị quân đội Mỹ nên làm việc với Bộ Ngoại giao để tăng cường đào tạo cho chính phủ và quân đội Bangladesh nhằm chuẩn bị cho các kịch bản xấu có thể xảy ra.

Khan hiếm nguồn nước

Bên cạnh nước biển dâng, bản báo cáo cho biết tình hình khan hiếm nguồn nước do biến đổi khí hậu, kết hợp với quản lý nước kém và gia tăng dân số cũng có thể dẫn đến bất ổn về mặt dân sự và chính trị.

Dự đoán đến năm 2040, nhu cầu nước ngọt trên toàn cầu sẽ vượt quá khả năng cung cấp. Trước đó, năm 2030, khoảng một phần ba dân số thế giới sẽ phải chịu đựng áp lực từ khan hiếm nước tại các khu vực như Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông, Trung Quốc và cả Mỹ.

Thiếu hụt nước cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thống lương thực toàn cầu, tạo ra những xung đột dân sự và bất ổn xã hội. Báo cáo mô tả hệ thống lương thực toàn cầu đang bị phá vỡ bởi chu kỳ đóng băng nhanh vào mùa xuân và mùa thu, suy thoái đất, cạn kiệt các tầng chứa nước ngầm, dịch bệnh lây lan và thiệt hại cơ sở hạ tầng gây ra bởi lũ lụt.

Sự mất ổn định sẽ khiến tỷ lệ tử vong tăng cao ở các khu vực dân số dễ bị tổn thương, yêu cầu trợ giúp nhân đạo phải được triển khai. Dù vậy, các can thiệp quân sự ở nước ngoài mà Mỹ định thực hiện, đặc biệt là ở các khu vực như Trung Đông và Bắc Phi, sẽ là bất khả thi nếu quân đội không có được các công nghệ phân phối nước mới cho binh sĩ.

Báo cáo cho biết quân đội Mỹ không thể thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải tiếp nước cho binh sĩ trong điều kiện khô hạn. Họ sẽ phải đầu tư nhiều nguồn lực nếu muốn giải quyết bài toán khó. Hiện nước chiếm tới 30-40% chi phí cần thiết để duy trì một lực lượng quân đội Mỹ hoạt động ngoài biên giới. Nước Mỹ cần một cơ sở hạ tầng khổng lồ để vận chuyển nước đóng chai đến các đơn vị quân đội.

Vì vậy, báo cáo đề nghị Lầu Năm Góc nên tăng các khoản đầu tư vào phát triển công nghệ thu thập nước tại chỗ, chẳng hạn như công nghệ thu nước từ khí quyến.

Vấn đề dầu mỏ ở Bắc Cực

Trong khi báo cáo mới của Mỹ xoay quanh việc thúc đẩy quản lý môi trường, nó lại xác định Bắc Cực là một địa điểm chiến lược quan trọng mà Mỹ cần triển khai quân sự trong tương lai: vì mục tiêu tối đa hóa nhiên liệu hóa thạch.

Bắc Cực được cho là nắm giữ tới một phần tư lượng hydrocarbon chưa được khám phá trên toàn thế giới. Các tác giả báo cáo dự đoán Mỹ sẽ không thể tránh khỏi những xung đột với Nga liên quan đến nguồn tài nguyên. Băng ở Bắc Cực cũng đã được dự báo là sẽ tan chảy mạnh trong vài thập kỷ tiếp theo, mở ra các cơ hội kinh tế mới ở đây, bao gồm khai thác dầu khí và các tuyến đường hàng hải. Họ khuyến nghị quân đội Mỹ phải ngay lập tức mở rộng khả năng hoạt động ở Bắc Cực, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình và các đồng minh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).