Một Nhóm Quốc Gia Rất Mạnh Đang Đe Dọa Địa Vị Của Đồng USD

02 Tháng Mười Một 20197:45 CH(Xem: 5090)
Một Nhóm Quốc Gia Rất Mạnh Đang Đe Dọa Địa Vị Của Đồng USD
Một Nhóm Quốc Gia Rất Mạnh Đang Đe Dọa Địa Vị Của Đồng USD

Suốt nhiều thập kỷ qua, đồng USD đã giữ vững vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới, nhưng theo một chuyên gia cảnh báo, địa vị của USD hiện có thể bị đe dọa bởi "những quốc gia rất mạnh" đang tìm cách xói mòn tầm quan trọng của đồng bạc xanh.

Trong một cuộc trao đổi với trang CNBC, bà Anne Korin - đồng Giám đốc phụ trách nghiên cứu năng lượng và an ninh thuộc Viện Phân tích an ninh toàn cầu (Institute for the Analysis of Global Security) - nói rằng những quốc gia đang đi đầu trong việc gây suy yếu ảnh hưởng của đồng USD bao gồm Trung Quốc, Nga và Liên minh Châu Âu (EU). Vị chuyên gia nói rằng những quốc gia "có động lực mạnh mẽ trong việc phi Đôla hóa"

Bà Korin cho biết: “Chúng tôi không rõ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng điều mà chúng tôi thực sự biết là vị thế hiện nay của USD khó bền vững. Đang có một nhóm quốc gia ngày càng đông các quốc gia rất mạnh muốn giảm ảnh hưởng của USD”.

Một trong những lý do khiến các quốc gia muốn cắt giảm sử dụng đồng bạc xanh là khả năng trở thành đối tượng của quyền tài phán Mỹ nếu thực hiện giao dịch bằng USD. Khi đồng USD được sử dụng hoặc giao dịch được thanh toán thông qua một ngân hàng Mỹ, các thực thể sẽ trở thành đối tượng của quyền tài phán Mỹ, dù họ chẳng liên quan gì đến Mỹ. Bà Korin lấy ví dụ là việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 và tái áp các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Tehran. Động thái của Mỹ đặt các công ty đa quốc gia của Châu Âu vào tình thế đầy may rủi trước sự trừng phạt của Washington nếu họ tiếp tục công việc kinh doanh với Iran.


Bà Korin nhấn mạnh: “Châu Âu muốn làm ăn với Iran. Họ không muốn trở thành đối tượng của luật pháp Mỹ vì làm ăn với Iran. Không ai muốn bị bắt ở sân bay vì làm ăn với những quốc gia mà Mỹ không ưa”. Vì vậy, các nước có một "động lực rất, rất mạnh mẽ" để dịch chuyển khỏi việc sử dụng đồng USD.

Một khi ảnh hưởng của đồng USD suy giảm, các đồng tiền khác có thể thế vào vai trò mà USD nắm giữ bấy lâu, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều cố gắng nhằm quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, bao gồm đưa vào giao dịch hợp đồng tương lai dầu lửa bằng Nhân dân tệ. Cũng có nhiều nguồn tin nói rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc dùng Nhân dân tệ, thay vì USD, để thanh toán trong hoạt động nhập khẩu dầu lửa.

Bà Korin nhận định, hợp đồng tương lai dầu lửa giao dịch bằng Nhân dân tệ có thể được xem như một dấu hiệu cảnh báo sớm về vai trò yếu đi của đồng USD. Bà Korin cho biết thêm: “90% giao dịch dầu lửa hiện nay được thực hiện bằng đồng USD. Nếu có bất kỳ một sự suy giảm nào đó trong vai trò thống lĩnh của đồng USD trong giao dịch dầu lửa, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đi theo chiều hướng phi Đôla hóa”

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng nói rằng giao dịch dầu lửa bằng Nhân dân tệ có thể là một điều kiện "cần" cho phi Đôla hóa, nhưng chưa phải là điều kiện "đủ" để phi Đôla hóa trở thành sự thật.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).