Những Đứa Trẻ Đối Mặt Nguy Hiểm Khi Trốn Vào Anh Hậu Brexit

02 Tháng Mười Một 20198:15 CH(Xem: 3923)
Những Đứa Trẻ Đối Mặt Nguy Hiểm Khi Trốn Vào Anh Hậu Brexit
Những Đứa Trẻ Đối Mặt Nguy Hiểm Khi Trốn Vào Anh Hậu Brexit

Việc Anh giảm hợp tác với EU và mất các tuyến nhập cư hợp pháp sau Brexit khiến trẻ vị thành niên dễ rơi vào tay những kẻ buôn người.

Trước vụ phát hiện 39 thi thể trên xe container tại hạt Essex, Anh ngày 23/10, Cơ quan cảnh sát Liên minh Châu Âu (Europol) từng cảnh báo về tình trạng "cấu kết ở mức độ cao" giữa những kẻ buôn người qua biên giới và các băng đảng chuyên gài bẫy người di cư để bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục.

Các tổ chức từ thiện cho biết, các băng đảng tội phạm thường lập "sào huyệt" trong những khu trại của người di cư tại Calais, phía bắc nước Pháp và một số cảng khác. Chúng kiếm lợi nhuận từ nỗi tuyệt vọng của những người di cư bằng cách dụ họ trả tiền để lên những chiếc xe tải vào Anh.  Với những đứa trẻ không đủ khả năng chi trả, chúng cho phép "ghi nợ" và có thể thanh toán bằng cách làm một số "công việc" sau khi đặt chân tới Anh.

Anh hiện sử dụng một số cơ sở dữ liệu trên toàn EU, bao gồm Hệ thống Thông tin Schengen (SIS II), để báo cáo và điều tra các hoạt động phạm pháp, cũng như tìm kiếm những trẻ em mất tích trong phạm vi Châu Âu. Tuy nhiên, sau khi Anh rời EU (Brexit), việc truy cập vào các hệ thống có thể bị giảm hoặc cắt hoàn toàn.

Thêm vào đó, quy trình hợp pháp để trẻ em đoàn tụ với các thân nhân ở Anh theo Chính sách tị nạn chung Châu Âu, hay còn gọi là Quy chế Dublin, dự kiến cũng không còn tồn tại trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận. Theo các chuyên gia, trong khi những cơ chế theo dõi người di cư hiện vẫn cần cải thiện, việc Anh rời EU có nguy cơ khiến hệ thống "sụp đổ hoàn toàn".

Laura Duran, nhân viên nghiên cứu chính sách cấp cao của Ecpat, tổ chức từ thiện chống buôn bán và lạm dụng trẻ em ở Anh, đánh giá: “Cơ chế hiện nay không hẳn hoàn hảo, nhưng Brexit sẽ khiến quan hệ hợp tác giữa các nước Châu Âu trong việc bảo vệ trẻ em di cư bị thụt lùi thay vì cải thiện hơn”, và cho biết thêm rằng sẽ có rất ít sáng kiến hoặc phương pháp điều tra hành vi vi phạm nhân quyền về mặt pháp lý.

Duran cho biết việc Anh rời khỏi Quy chế Dublin sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn bởi trẻ em "nhiều khả năng sẽ bước vào những hành trình nguy hiểm" để được đoàn tụ với thân nhân ở Anh. Cô giải thích: “Các em sẽ dễ bị tổn hại hơn trước những hành vi bóc lột và lạm dụng trên đường đi, như phải bán dâm ở Hy Lạp để chi trả cho chặng đường khác, hay bị ép phạm tội. Tất cả nguy cơ đều thực sự có khả năng gia tăng”


Các tổ chức từ thiện hỗ trợ trẻ em bơ vơ tại những khu trại của người di cư cũng có chung mối lo ngại. Họ đang khẩn trương giúp thêm thật nhiều trẻ vị thành niên đủ điều kiện nhập cư Anh để đoàn tụ với thân nhân. James Aldred, quản lý dự án Dịch vụ Thanh niên Tị nạn hiện hỗ trợ khoảng 100 trẻ em ở Calais, cho biết: “Chúng tôi sợ không còn nhiều thời gian để cố gắng nói với bọn trẻ về điều này. Việc Anh rời khỏi Quy chế Dublin về cơ bản sẽ cắt đứt mọi con đường hợp pháp và an toàn, để lại hậu quả vô cùng lớn. Chúng tôi không còn phương án hợp pháp nào để lựa chọn và lo rằng sẽ có thêm nhiều trường hợp buôn người và tử vong hơn”

Aldred cho biết quá trình thực hiện Quy chế Dublin cũng không dễ dàng do nó không tập trung vào trẻ em. Aldred nói: “Vì vậy, việc thuyết phục người trẻ sử dụng biện pháp là vô cùng khó khăn. Các em tin rằng mình sẽ vượt biên nhanh hơn bằng cách bước lên một chiếc xe tải”

Ngay cả khi những đứa trẻ chạm tới "miền đất hứa" bằng xe tải hoặc thuyền với sự trợ giúp của những kẻ buôn người, mối nguy hiểm vẫn chưa dứt bởi chính quyền thường không biết đến sự tồn tại của các em. Aldred giải thích: “Điều đáng sợ thực sự là tình hình của bọn trẻ cũng không khá hơn sau khi vào Anh. Các em không còn được giám sát như ở đây, tạo thời cơ cho những kẻ muốn bóc lột, đặc biệt nếu các em không tham gia các nhóm bảo vệ trẻ em và lên tiếng về sự hiện diện của bản thân. Khi đó, về cơ bản các em đã trở nên vô hình”

Beth Garinder-Smith, giám đốc điều hành tổ chức từ thiện Safe Passage, cho biết nếu giới chức không thực hiện những hành động khẩn cấp để bảo vệ quyền đoàn tụ với gia đình ở Anh của trẻ em, hàng trăm đứa trẻ có thể bị mắc kẹt ở Châu Âu và đánh cược cả tính mạng để vượt biên. Cô chia sẻ: “Khi các biện pháp an toàn và hợp pháp không còn, hành trình nguy hiểm là lựa chọn duy nhất . Chính phủ cần hành động ngay lập tức để tạo điều kiện cho các gia đình được đoàn tụ bất chấp Brexit sẽ ra sao”.

Trong khi đó, Bộ Nội vụ Anh khẳng định dù Brexit có thỏa thuận hay không, việc hợp tác về vấn đề tị nạn sẽ vẫn duy trì "bởi điều này thuộc về lợi ích của Anh cũng như EU". Bộ cho biết: “Đó là lý do chúng tôi đã chủ động làm rõ với Ủy ban Châu Âu rằng Anh đang tìm cách đàm phán một cơ chế thay thế, để những đứa trẻ... có thể đoàn tụ với gia đình ở Anh sau khi chúng tôi rời khỏi Quy chế Dublin”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).