Thương Vụ IPO Nghìn Tỷ USD Của Saudi Aramco Chính Thức Được Phê Chuẩn

06 Tháng Mười Một 20198:30 CH(Xem: 4581)
Thương Vụ IPO Nghìn Tỷ USD Của Saudi Aramco Chính Thức Được Phê Chuẩn
Thương Vụ IPO Nghìn Tỷ USD Của Saudi Aramco Chính Thức Được Phê Chuẩn

Khoảng đầu tháng 11/2019, tập đoàn dầu khí Saudi Aramco cho biết kế hoạch IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của công ty đã được phê chuẩn và dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tadawul tại Riyadh, Saudi Arabia.

Trong tháng 11/2019, Saudi Aramco sẽ khởi động chương trình roadshow quốc tế để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, đồng thời sẽ công bố cáo bạch trong đó cung cấp chi tiết về tài chính của công ty.

Amin Nasser của Saudi Aramco cho biết trong một cuộc họp báo: “IPO sẽ giúp tăng nhận diện trên quốc tế của chúng tôi như là một công ty hàng đầu thế giới”. Ông Nasser từ chối bình luận về giá trị của công ty mà theo ông được quyết định sau khi tham vấn các nhà đầu tư tiềm năng.

Theo nguồn tin của Bloomberg, Saudi Aramco dự kiến huy động khoảng 20 - 40 tỷ USD với định giá 1,600 – 1,800 tỷ USD. Hiện danh hiệu IPO lớn nhất thế giới thuộc về tập đoàn Alibaba của Trung Quốc khi huy động được 25 tỷ USD vào năm 2014 tại New York. Theo truyền thông Saudi Arabia, cổ phiếu Saudi Aramco có thể bắt đầu giao dịch vào đầu tháng 12/2019.

Aramco hiện sở hữu trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khổng lồ mỗi ngày. Công ty hiện giữ vị trí độc quyền tại Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Thương vụ IPO của Saudi Aramco là một phần trong kế hoạch Vision 2030 của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác ngoài dầu mỏ của nền kinh tế. Tuy nhiên, kế hoạch IPO khổng lồ gặp không ít trắc trở từ khi bắt đầu và chỉ vừa mới được phê chuẩn sau 3 năm kể từ khi được khởi động.


Năm 2018, chính phủ Saudi Arabia ban đầu dự tính chào bán 5% cổ phần của Saudi Aramco nhằm huy động 100 tỷ USD và nhắm tới các thị trường quốc tế như New York hoặc London, cũng như cả Riyadh. Tuy nhiên, nhiều quan ngại dấy lên về những trở ngại pháp lý tại Mỹ cũng như định giá 2,000 tỷ USD mà Thái tử bin Salman nhắm đến. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng định giá của công ty không quá 1,500 tỷ USD. Bên cạnh đó, vụ tấn công vào 2 nhà máy của công ty hồi tháng 09/2019 cũng khiến các nhà đầu tư lo lắng và thận trọng hơn,

The các nhà phân tích, trong vài tuần tiếp theo, IPO của Saudi Aramco vẫn sẽ đối mặt nhiều bất ổn. Nhiều nghi vấn vẫn được đặt ra về sức hấp dẫn của cổ phiếu công ty với nhà đầu tư quốc tế trong bối cảnh công ty được đánh giá là nhạy cảm với các yếu tố địa chính trị. Công ty đã phải hoãn kế hoạch IPO sau các vụ tấn công hồi tháng 09/2019.

Dù vậy, các lãnh đạo của Saudi Aramco khẳng định sẽ tiếp tục kế hoạch đầy tham vọng. Yasir Al-Rumayyan, chủ tịch của Saudi Aramco nói trong họp báo: “Câu hỏi có thể là: Tại sao lại là hiện nay? Tôi cho rằng đây là thời điểm vô cùng thích hợp”.

Hồi năm 2018, Saudi Aramco là công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới với 111 tỷ USD, nhiều hơn lợi nhuận của Apple, Alphabet và Exxon Mobil Corp cộng lại.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).