Thỏa Thuận Mỹ-Trung Sắp Ký Không Phải Là “Thuốc Tiên” Cho Kinh Tế Toàn Cầu

09 Tháng Mười Một 20198:15 CH(Xem: 3605)
Thỏa Thuận Mỹ-Trung Sắp Ký Không Phải Là “Thuốc Tiên” Cho Kinh Tế Toàn Cầu
Thỏa Thuận Mỹ-Trung Sắp Ký

Khoảng đầu tháng 11/2019, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers chia sẻ nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, rằng thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" mà Mỹ và Trung Quốc dự kiến sắp ký sẽ không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt.

Những ngày gần đây, giới đầu tư toàn cầu hào hứng vì những tín hiệu từ cả Mỹ và Trung Quốc rằng hai nước có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại một phần ngay trong tháng 11/2019. Ông Summers phát biểu: “Tôi ủng hộ thỏa thuận. Nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ tự lừa dối mình nếu cho rằng lễ ký thỏa thuận đó sẽ giải quyết được hết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đang có những vấn đề sâu hơn và lớn hơn ghìm giữ tăng trưởng kinh tế toàn cầu”

Ông Summers giữ cương vị người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Barack Obama. Hiện ông là một giáo sư tại Đại học Harvard. Do sức ép của thương chiến Mỹ-Trung, nền kinh tế toàn cầu đã giảm tốc từ năm 2018. Trong một báo cáo hồi tháng 10/2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3% trong năm 2019, giảm tốc mạnh so với mức tăng 3.6% của năm 2018 và 3.8% của năm 2017.

Theo ông Summers, cho dù Mỹ và Trung Quốc có ký thỏa thuận như kỳ vọng, "vẫn còn đó những căng thẳng và bấp bênh lớn" giữa hai nước, và điều này tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.

Quan điểm của ông Summers tương tự như đánh giá thận trọng của nhiều nhà phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp khác. Các ý kiến đều cho rằng những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ-Trung, như cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và cưỡng ép chuyển giao công nghệ sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết.

Ngoài vấn đề thương chiến, ông Summers nói rằng các áp lực tài chính trong nền kinh tế Trung Quốc và khó khăn kinh tế ở Châu Âu cũng đóng góp vào sự giảm tốc hiện nay của kinh tế toàn cầu. Theo ông Summers, trong những năm tiếp theo, thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ sẽ đóng góp ít hơn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với trước kia. Ông lấy dẫn chứng dân số lão hóa của Trung Quốc như một nhân tố phía sau xu hướng.

Trung Quốc hiện đang có nhiều nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, đồng thời tăng vai trò của tiêu dùng nội địa đối với tăng trưởng. Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vì thế diễn ra như một hệ quả tất yếu, nhưng giới phân tích tin rằng tăng trưởng như vậy sẽ là bền vững hơn cho Trung Quốc.

Ông Summers nhận định: “Tôi cho rằng trong thập kỷ tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bớt ‘thần kỳ’ hơn so với hai thập kỷ qua. Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục là một nguồn sức mạnh cho kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tiếp theo như họ đã từng trong những thập kỷ gần đây”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).