Kinh Tế Nhật Bản Giảm Tốc Mạnh Vì Chịu Ảnh Hưởng Bởi Thương Chiến Mỹ-Trung

16 Tháng Mười Một 20197:45 SA(Xem: 4835)
Kinh Tế Nhật Bản Giảm Tốc Mạnh Vì Chịu Ảnh Hưởng Bởi Thương Chiến Mỹ-Trung
Kinh Tế Nhật Bản Giảm Tốc Mạnh

Nền kinh tế Nhật Bản gần như tê liệt trong Quý 3 2019, do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung và nhu cầu suy giảm trên thị trường toàn cầu. Sự giảm tốc gia tăng sức ép đối vơi các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản trong việc triển khai thêm các biện pháp kích cầu.

Đáng ngại hơn, tiêu dùng tư nhân ở Nhật Bản cũng yếu đi trong Quý 3, trái ngược với quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cho rằng nhu cầu tiêu dùng mạnh trong nước sẽ bù đắp ảnh hưởng tiêu cực từ các rủi ro trên thị trường toàn cầu.

Số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố vào khoảng đầu tháng 11/2019, cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng 0.2% trong Quý 3 2019 so với cùng kỳ năm 2018, sụt tốc mạnh so với mức tăng 1.8% trong Quý 2. Mức tăng thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 0.8% mà giới phân tích đưa ra trước đó, đồng thời đánh dấu quý tăng yếu nhất kể từ khi kinh tế Nhật Bản giảm 2% vào Quý 3 2018.

Trang Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu Taro Saito thuộc NLI Research Institute: “Trước đây, nhu cầu trong nước đã bù đắp một phần sự suy giảm của nhu cầu bên ngoài, nhưng giờ đây, chúng ta không thể tiếp tục trông chờ vào điều này nữa. Nền kinh tế chắc chắn suy giảm trong Quý 4 2019, và có thể phục hồi vào đầu năm 2020, nhưng sẽ bị thiếu đà”.

Tháng 10/2018, Nhật Bản tăng thuế tiêu thụ hàng hóa (sales tax) từ 8% lên 10%, và điều này khiến giới phân tích lo ngại nền kinh tế Nhật càng yếu đi trong quý cuối năm. Tình hình dẫn tới những lời kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng chi tiêu công để hỗ trợ nền kinh tế.


Tiêu dùng tư nhân ở Nhật Bản chỉ tăng 0.4% trong Quý 3, so với mức tăng 0.6% trong Quý 2. Đầu tư cơ bản, một điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế, tăng 0.9% trong Quý 3, mạnh hơn so với quý trước. Nhờ vậy, tổng cầu trong nước đóng góp 0.2 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế Nhật Bản Quý 3.

Trong khi đó, nhu cầu bên ngoài gây thiệt hại 0.2 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế Nhật, do xuất khẩu sụt giảm vì thương chiến Mỹ-Trung gây đảo lộn chuỗi cung ứng và khiến kinh tế toàn cầu giảm tốc. Thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ảnh hưởng đặc biệt xấu đến các công ty xuất khẩu lớn của Nhật Bản. Tháng 10/2019, Panasonic báo lợi nhuận hoạt động Quý 3 sụt 12%.

Ngoài ra, quan hệ thương mại xấu đi giữa Nhật Bản với Hàn Quốc cũng khiến hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản thêm phần khó khăn. Do mâu thuẫn về vấn đề bồi thường cho lao động khổ sai thời chiến tranh, Nhật Bản đã áp hạn chế xuất khẩu lên vật liệu bán dẫn sang Hàn Quốc, khiến mối quan hệ giữa hai nước giảm xuống mức thấp.

Chính phủ Nhật Bản hiện đang có kế hoạch triển khai một gói hỗ trợ nhằm giảm nhẹ tác động thiên tai và bảo vệ nền kinh tế trước những rủi ro toàn cầu gia tăng. Về phần mình, giữ nguyên chính sách tiền tệ trong cuộc họp vào tháng 10/2019, nhưng phát tín hiệu sẵn sàng hạ lãi suất xuống sâu hơn để hỗ trợ nền kinh tế.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).