Thổ Nhĩ Kỳ Từ Chối Ký Kế Hoạch Phòng Thủ Của NATO

27 Tháng Mười Một 20198:30 CH(Xem: 4941)
Thổ Nhĩ Kỳ Từ Chối Ký Kế Hoạch Phòng Thủ Của NATO
Thổ Nhĩ Kỳ Từ Chối Ký Kế Hoạch Phòng Thủ Của NATO

Khoảng cuối tháng 11/2019, đặc phái viên Thổ Nhĩ Kỳ đã không ký kế hoạch phòng thủ của NATO ở vùng Baltic và Ba Lan vì mâu thuẫn về người Kurd tại Syria.

NATO đang tìm kiếm sự đồng thuận của toàn bộ 29 quốc gia thành viên cho kế hoạch quân sự nhằm bảo vệ các nước Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia trước nguy cơ bị Nga tấn công. Kế hoạch phòng thủ được các nước vạch ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Tuy nhiên, 4 nguồn thạo tin cho biết chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu đặc phái viên của mình tại NATO không ký vào kế hoạch, cũng như cứng rắn hơn trong các cuộc họp và thảo luận riêng nhằm buộc NATO coi Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở miền bắc Syria là nhóm khủng bố.

Nếu không có sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ, NATO sẽ gặp rất nhiều khó khăn với kế hoạch phòng thủ. Mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO diễn ra trước khi liên minh tổ chức hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập tại London vào tuần tiếp theo. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ giữa Ankara và Washington về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria.

Một nguồn tin tiết lộ: “Thổ Nhĩ Kỳ đang biến các nước Đông Âu thành con tin, ngăn NATO thông qua kế hoạch quân sự cho đến khi họ nhận được sự nhượng bộ”

Nguồn tin thứ hai cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ có hành vi "gây rối" trong bối cảnh NATO đang tìm cách thể hiện tình đoàn kết sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự hoài nghi về liên minh và Tổng thống Pháp cho rằng tổ chức đang "chết não".


Oana Lungescu, người phát ngôn của NATO, cho biết cùng ngày khi được hỏi về những nguồn tin: “NATO có kế hoạch bảo vệ tất cả các đồng minh. Cam kết của NATO với sự an toàn của các đồng minh không thay đổi”

Các đặc phái viên NATO cũng hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhượng bộ, bởi Ankara cũng cần các lãnh đạo khác trong khối thông qua một kế hoạch quân sự khác về cách thức NATO bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp họ bị tấn công. Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ tại NATO cùng Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước này chưa bình luận về vấn đề.

Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 10/2019 mở chiến dịch quân sự tại đông bắc Syria nhằm đẩy lùi YPG khỏi biên giới, mở vùng đệm an toàn rộng khoảng 30 km.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi chiến dịch tấn công của Ankara là một "sáng kiến tồi tệ", khẳng định ông không tán thành hành động và đe dọa sẽ tàn phá nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Pháp, Anh và Đức cũng lên án mạnh mẽ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ ngừng xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến dịch kết thúc sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đạt thỏa thuận hồi cuối tháng 10/2019. Thỏa thuận cho phép quân đội Syria và quân cảnh Nga thế chân người Kurd ở biên giới phía bắc, trong khi Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành các cuộc tuần tra chung ở vùng đệm.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).