Nga Khởi Công Đường Ống Khí Đốt Tới Trung Quốc

02 Tháng Mười Hai 20198:15 SA(Xem: 4564)
Nga Khởi Công Đường Ống Khí Đốt Tới Trung Quốc
Nga Khởi Công Đường Ống Khí Đốt Tới Trung Quốc

Khoảng đầu tháng 12/2019, Putin và ông Tập khởi công đường ống "Năng lượng Siberia" dẫn khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga tới Trung Quốc.

Lễ khởi công dự án được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành qua video, là một trong ba dự án tham vọng nhằm củng cố vai trò xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới của Moscow.

Đường ống "Năng lượng Siberia", được Tổng thống Nga Vladimir Putin xem là dự án xây dựng lớn nhất thế giới, là kết quả của nhiều năm đàm phán giữa Nga và Trung Quốc.

Hợp đồng 30 năm trị giá 400 tỷ USD được hai bên ký vào năm 2014, theo đó Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt hàng năm khi đường ống đi vào vận hành toàn bộ từ năm 2025. Đây cũng là hợp đồng lớn nhất của Gazprom, công ty năng lượng của Nga.

Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, cho rằng đường ống dẫn khí Năng lượng Siberia dài 3,000 km từ các khu vực hẻo lánh đông Siberia tới biên giới Trung Quốc có tầm quan trọng rất lớn với cả Nga và Trung Quốc, nhấn mạnh rằng dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy hạ tầng phát triển ở vùng Viễn Đông.

Gazprom cho biết: “Đường ống chạy xuyên qua đầm lầy, vùng núi, khu vực hoạt động địa chấn, băng vĩnh cửu và đá với điều kiện môi trường khắc nghiệt”. Nhiệt độ dọc theo tuyến đường ống có nơi xuống -60 độ C như ở vùng Yakutia và -40 độ C ở Amur, vùng Viễn Đông của Nga.


Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành nói tại thủ đô Moskva rằng đường ống "Năng lượng Siberia" sẽ giúp hai nước tăng cường hợp tác và "bổ sung thế mạnh của nhau".

Nga cũng lên kế hoạch sớm khởi công hai đường ống dẫn khí đốt TurkStream và Nord Stream-2 nhằm cung cấp khí đốt cho Châu Âu không qua ngả Ukraine. TurkStream, dự án dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, được kỳ vọng đi vào hoạt động trong tháng 01/2020, trong khi Nord Stream-2, đường ống giúp gia tăng gấp đôi lượng khí đốt tới Đức, dự kiến bắt đầu vận hành từ giữa 2020.

Giới chuyên gia cho rằng ba dự án có lợi ích kinh tế và chính trị dài hạn đối với Nga, giúp đất nước thâm nhập thị trường Châu Âu ở phía tây và thị trường Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng nhanh ở phía đông. Andrew Hill, chuyên gia hàng đầu về năng lượng tại S&P Global Platts khu vực thị trường mới nổi, nhận định: “Nga không chỉ thu lợi nhờ dòng khí đốt mà còn mở rộng nhiều thị trường và củng cố vị trí chiến lược”

Trước khi đường ống "Năng lượng Siberia" được khởi công, Nga và Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng cầu đường bộ đầu tiên nối lãnh thổ hai nước. Cây cầu dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2020, kết nối thành phố Blagoveshchensk của Nga và thành phố Hắc Hà, phía bắc Trung Quốc.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).