Đảo Mageshima Của Nhật Có Thể Thành 'Tàu Sân Bay Không Thể Chìm' Của Mỹ

14 Tháng Mười Hai 20198:00 SA(Xem: 4420)
Đảo Mageshima Của Nhật Có Thể Thành 'Tàu Sân Bay Không Thể Chìm' Của Mỹ
Đảo Mageshima Của Nhật Có Thể Thành 'Tàu Sân Bay Không Thể Chìm' Của Mỹ

Đảo Mageshima có thể trở thành căn cứ vững chắc trên biển của quân đội Mỹ, Nhật đối phó với nguy cơ nổ ra xung đột trong khu vực.

Chính phủ Nhật Bản hồi đầu tháng 12/2019 đã thông báo đang đàm phán mua lại đảo hoang Mageshima cách bờ biển phía tây nam 30 km với giá 146 triệu USD. Hòn đảo do một công ty tư nhân Nhật Bản sở hữu, có hai đường băng đất cắt nhau từ dự án phát triển bất động sản trước đó nhưng nay không còn được sử dụng.

Tokyo cho biết các đường băng bị bỏ hoang sẽ được cải tạo lại để máy bay hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các bài tập mô phỏng cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Chính phủ Nhật Bản không nêu rõ bao giờ thương vụ hoàn tất. Tuy nhiên, khi các cơ sở phù hợp được xây dựng lên, hòn đảo cũng có thể trở thành căn cứ thường trực cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong bối cảnh Tokyo đang tìm cách củng cố vị thế trên biển Hoa Đông, nơi họ phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc liên quan tới chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho biết: “Đảo Mageshima có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng vai trò giúp tăng cường khả năng răn đe của liên minh Mỹ - Nhật cũng như năng lực phòng thủ của Nhật Bản”

Quá trình đàm phán mua đảo Mageshima đã diễn ra suốt nhiều năm. Tasuton Airport, công ty sở hữu phần lớn hòn đảo, đạt được thỏa thuận với chính phủ vào cuối tháng 11/2019.

Hòn đảo được đánh giá là địa điểm phù hợp để Mỹ sử dụng làm nơi huấn luyện, luyện tập hạ cánh trên tàu sân bay theo một thỏa thuận năm 2011 về việc tái bố trí lực lượng Mỹ tại Nhật.

Thỏa thuận 146 triệu USD được công bố giữa lúc quân đội Mỹ đang nỗ lực gia tăng các căn cứ chiến lược ở Đông Á nhằm đối phó với kho tên lửa đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Phần lớn lực lượng không quân chiến đấu của Mỹ ở Nhật hiện chỉ tập trung tại 6 căn cứ chính. Các nghiên cứu mới cho thấy với nguồn lực hiện tại, quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật sẽ sớm bị tên lửa Trung Quốc xóa sổ nếu xung đột nổ ra. Một biện pháp giúp tránh kịch bản trên là binh sĩ và khí tài Mỹ phải được dàn trải ra tại nhiều căn cứ.

Corey Wallace, nhà phân tích an ninh châu Á tại Đại học Freie ở Berlin, Đức, nhận xét: “Theo thời gian, việc đa dạng hóa các căn cứ Nhật Bản và Mỹ (cả riêng hay chung) sẽ trở thành xu hướng. Liên minh sẽ vững vàng hơn nếu các căn cứ và thiết bị quân sự được phân tán rộng hơn”

Theo lý thuyết, càng có nhiều căn cứ, đối phương càng phải khai hỏa nhiều tên lửa hơn nhằm giành lợi thế. Các căn cứ trên đất liền được cho là có giá trị lớn hơn so với tàu sân bay bởi chúng có khả năng chịu đựng đòn tấn công trong thời gian lâu hơn và mạnh hơn. Về lý thuyết, một chiếc tàu sân bay hoàn toàn có thể bị hạ gục bởi chỉ một quả tên lửa hay ngư lôi.

Thiệt hại chiến đấu cũng có thể được khắc phục nhanh chóng hơn ở các căn cứ trên đất liền nếu so sánh với những cỗ máy chiến tranh phức tạp như tàu sân bay. Collin Koh, chuyên gia cấp cao tại Trường S. Rajaratnam về Nghiên cứu Quốc tế ở Singapore, bình luận: “Khi bắn chìm một tàu sân bay, thiệt hại là không thể khắc phục. Với một hòn đảo? Ít nhất nó không thể chìm... Ta có thể khắc phục sau đòn tấn công và đưa nó hoạt động trở lại bình thường”

Căn cứ mới đồng thời là dấu hiệu tích cực trong mối hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật vốn trở nên căng thẳng những năm gần đây, khi người dân địa phương gây áp lực lên chính quyền Nhật Bản đòi di chuyển mọi hoạt động quân sự của Mỹ ra khỏi những nơi tập trung đông dân cư và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục các đồng minh như Nhật Bản san sẻ bớt gánh nặng chi phí của Mỹ trong việc duy trì chiếc ô phòng thủ ở khu vực.

Về khía cạnh đầu tiên, Wallace cho rằng đảo Mageshima có thể san sẻ một số áp lực mà những căn cứ ở Okinawa và những đảo chính khác đang phải gánh chịu.

Tháng 02/2018, người dân Okinawa, trong một cuộc trưng cầu dân ý, đã nhất trí với tỷ lệ áp đảo rằng căn cứ không quân Futenma của thủy quân lục chiến Mỹ nên được di dời khỏi đảo.

Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra sau hàng loạt sự cố máy bay Mỹ đánh rơi các vật thể xuống khu dân cư, hạ cánh bên ngoài căn cứ hay những mâu thuẫn giữa lính đồn trú Mỹ và người dân địa phương.

Trong bức tranh quốc tế rộng lớn hơn, Nhật Bản đang đi đúng hướng khi cố gắng làm cho Mỹ, đồng minh quan trọng nhất, cảm thấy vui, chuyên gia phân tích Koh nhận xét. Koh nói: “Trump đang yêu cầu Nhật chi trả nhiều hơn. Việc mua hòn đảo là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm cho thấy rằng Nhật Bản sẵn sàng san sẻ gánh nặng”

Đảo Mageshima cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tập luyện của các phi công tàu sân bay Mỹ, khi rất nhiều máy bay hiện đồn trú tại căn cứ không quân Iwakuni trên đảo chính Honshu, Nhật Bản.

Các máy bay Mỹ hiện phải thực hiện các bài huấn luyện cất hạ cánh trên đảo Iwo Jima hay Iwo To, cách bờ biển Nhật Bản tới 1,360 km. Việc huấn luyện trên đảo Mageshima sẽ rút ngắn 960 km trong hành trình của họ. Cuối cùng, theo Wallace, đảo Mageshima có thể mang đến những cơ sở hợp tác mới cho quân đội Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là các hoạt động liên quan tới chiến đấu cơ tàng hình F-35.

Nhật Bản đã thông báo sẽ nâng cấp tàu sân bay trực thăng lớp Izumo để có thể tiếp nhận các tiêm kích F-35B Mỹ. Tokyo còn đang đặt mua hàng chục mẫu tiêm kích có thể hạ cánh thẳng đứng. Wallace nhận định: “Nhật không có nhiều phi công có kinh nghiệm hạ cánh tiêm kích trên tàu sân bay. Tuy nhiên, đảo Mageshima sẽ giúp phi công Nhật có cơ hội để người Nhật làm quen với các hoạt động như vậy khi phối hợp huấn luyện với Mỹ. Việc tiêm kích F-35 Nhật xuất hiện trên tàu chiến Mỹ sẽ là một tín hiệu mạnh”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).