Thế Giới Thận Trọng Khi Thỏa Thuận Mỹ - Trung Chưa Được Ký

18 Tháng Mười Hai 20198:00 CH(Xem: 9572)
Thế Giới Thận Trọng Khi Thỏa Thuận Mỹ - Trung Chưa Được Ký
Thế Giới Thận Trọng Khi Thỏa Thuận Mỹ - Trung Chưa Được Ký

Nửa đêm, giờ Washington, tin nhắn từ một cựu quan chức Mỹ viết: "Ngày quái quỷ! Đúng là thứ 6 ngày 13".

Đoạn tin nhắn là bản tóm tắt hoàn hảo nhất cho một tuần hỗn loạn dẫn tới thỏa thuân thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo thỏa thuận, Bắc Kinh đồng ý tăng nhập khẩu ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ trong hai năm tiếp theo. Đổi lại, Mỹ sẽ không áp thuế 15%, vốn được lên kế hoạch có hiệu lực vào ngày 15/12/2019 đối với 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và giảm một nửa mức thuế áp từ ngày 01/09/2019 với 120 tỷ USD hàng Trung Quốc xuống còn 7.5%. Nhưng mức thuế 25% của Mỹ đối với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc vẫn giữ nguyên.

Thỏa thuận đã được đón nhận nông nhiệt dù chưa ký kết chính thức và thời gian dự kiến là vào tháng 01/2020. Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải Ker Gibbs cho rằng đây là "tín hiệu tích cực" và là bằng chứng "cho thấy cam kết cũng như thiện chí từ cả hai phía". Ông cho biết: “Thỏa thuận giai đoạn một, dù còn giới hạn, sẽ giúp xây dựng lòng tin và động lực trong lúc các nhóm đàm phán tiếp tục giải quyết những vấn đề quan trọng hơn”.

Tuy nhiên, Gibbs và các chuyên gia khác đã theo dõi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung suốt 1.5 năm qua đang đứng trước câu hỏi: Sau thỏa thuận giai đoạn một sẽ là gì?

Gibbs nhận xét: “Một thỏa thuận như vậy cần chặt chẽ và sẽ phải mất vài tháng để biết Trung Quốc có thực hiện được cam kết hay không. Thỏa thuận trông rất hứa hẹn. Giờ hãy xem thực tế ra sao”. Bình luận của Gibbs tương đồng với cách nhìn nhận thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trong cộng đồng doanh nhân quốc tế và các luật sư thương mại ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong.

Sau thời gian dài chứng kiến quá trình đàm phán giữa hai nước diễn ra lộn xộn, công chúng hiện tỏ ra lạc quan thận trọng, đặc biệt khi thỏa thuận vẫn chưa được ký kết. Stephen Olson, thành viên cấp cao tại Qũy Hinrich của Hong Kong, cựu quan chức thương mại Mỹ, cho biết: “Là một cựu chuyên gia đàm phán, tôi luôn cảm thấy không hài lòng khi công bố bất kỳ thỏa thuận nào mà các bên chưa đặt bút ký”

Văn bản hai bên đã nhất trí hiện sẽ được xem xét kỹ lưỡng về mặt pháp lý để đảm bảo mọi điều khoản đều chính xác và đúng trình tự. Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua, văn bản cũng cần được "dịch và đọc soát lỗi". Nhìn chung, đây là một quá trình khó khăn, nơi sắc thái ngôn ngữ và cách dịch thuật thường xuyên gây ra vấn đề.

Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Châu Á, nhận định: “Thông thường, ở những bước đàm phán cuối, các phần hay đoạn trong thỏa thuận sẽ được thêm vào hoặc xóa khỏi văn bản. Những thứ bị thiếu, như vài dấu phẩy, cũng có thể tạo ra khác biệt cơ bản đối với việc diễn giải pháp lý cho tài liệu về lâu dài”. Tuy nhiên, đối với một thỏa thuận thương mại, thỏa thuận giai đoạn một Mỹ - Trung là tương đối ngắn với chỉ 86 trang. Văn bản cuối cùng của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) dài tới hơn 5,000 trang.

Bên cạnh đó, theo giới chuyên gia, khi văn bản thỏa thuận chưa được hai bên đặt bút ký, nguy cơ nó bị hủy vào phút chót vẫn còn và đây mới là điều gây ái ngại thực sự.

Một quan chức cấp cao dưới thời tổng thống Mỹ Barack Obama nhận xét: “Ta có thể thấy phía Trung Quốc rất thiếu cụ thể khi xác nhận những gì họ đã đồng ý. Dù thỏa thuận giai đoạn một được thông qua, các vấn đề gai góc về cơ cấu và tiếp cận thị trường xung quanh các khoản trợ cấp, dịch vụ phi chính phủ hay dịch vụ phi tài chính vẫn chưa được giải quyết. Mặt khác, các vấn đề địa chính trị bên ngoài cũng có khả năng làm đoàn tàu trật đường ray, như vấn đề Hong Kong, Đài Loan, Tân Cương hay Biển Đông".

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 16/12/2019, Fu Linghui, phát ngôn viên Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc tuyên bố muốn "đôi bên tiếp tục đàm phán từng bước để dần giảm nhẹ hay thậm chí là xóa bỏ hoàn toàn các hàng rào thuế quan bổ sung".

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một phát biểu ngày 13/12/2019 lại nói ông hy vọng thỏa thuận giai đoạn hai sẽ bắt đầu "ngay lập tức thay vì chờ tới sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020".

Những người mong muốn thúc đẩy thương mại Mỹ - Trung sẽ thích một thỏa thuận thực chất nhưng không ít người cũng thừa nhận rằng việc mở lại các cuộc đàm phán sẽ tạo ra nhiều không gian cho bất đồng. Một cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ cho biết: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu có chuyện gì đó xảy ra và cuộc đàm phán cuối cùng không được thực hiện. Hãy chờ cho tới khi nó được ký và chúng ta có thể xem tận mắt văn bản”

Với các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc, thỏa thuận giai đoạn một không thực sự có ý nghĩa, Jon Cowley, luật sư cấp cao về thương mại quốc tế tại công ty luật Baker McKenzie, trụ sở Hong Kong, nhận định. Ông cho biết: “Môi trường chính sách thương mại toàn cầu vẫn thiếu tính ổn định và chắc chắn. Các doanh nghiệp vẫn sẽ phải suy nghĩ về cách làm cho chuỗi cung ứng của họ trở nên linh hoạt hơn”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).