EU Cân Nhắc Cấm Công Nghệ Nhận Dạng Gương Mặt

02 Tháng Hai 20208:15 CH(Xem: 3534)
EU Cân Nhắc Cấm Công Nghệ Nhận Dạng Gương Mặt
EU Cân Nhắc Cấm Công Nghệ Nhận Dạng Gương Mặt

Vấn đề quản lý công nghệ nhận dạng gương mặt đang gây ra bất đồng lớn giữa các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Trong khi CEO Alphabet và Google, Sundar Pichai, nhận định rằng một lệnh cấm tạm thời như những gì mà EU đề xuất là điều cần thiết, thì Giám đốc pháp lý của Microsoft, Brad Smith, lại tỏ ra không hài lòng.

Pichai nói trong một hội thảo tại Brussels rằng việc các chính phủ can thiệp, đưa ra những quy định để sớm ràng buộc công nghệ nhận dạng gương mặt, đồng thời tạo ra một khung pháp lý đối với nó là điều quan trọng phải thực hiện. Ông chia sẻ: "Công nghệ có thể được đưa vào hoạt động ngay lập tức, nhưng có lẽ nên có một khoảng chờ trước khi chúng ta thực sự nghĩ ra cách sử dụng nó... Tùy thuộc vào các chính phủ vạch đường vẽ lối".

Nhưng trong một bài phỏng vấn, Smith, Giám đốc pháp lý của Microsoft, đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng về một lệnh cấm. Smith trả lời khi được hỏi về khả năng lệnh cấm xảy ra: "Nhìn mà xem, ta có thể thử giải quyết vấn đề bằng cả một con chặt thịt hay chỉ cần một con dao phẫu thuật nho nhỏ. Và, nếu có thể giải quyết vấn đề theo cách mở đường cho những điều tốt đẹp diễn ra và những điều xấu xa dừng lại... thì cách đó cần một con dao phẫu thuật. Công nghệ non trẻ sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng cách duy nhất để tiếp tục phát triển nó thực ra là phải để cho càng nhiều người sử dụng nó".

Bình luận của hai nhà lãnh đạo được đưa ra trong bối cảnh EU đang cân nhắc một lệnh cấm trong thời hạn 5 năm đối với việc sử dụng công nghệ nhận dạng gương mặt tại nơi công cộng. Dự luật của EU, vốn bị rò rỉ trên báo chí và có thể có những thay đổi khi được công bố chính thức, có nội dung rằng một lệnh cấm tạm thời sẽ cho các chính phủ và các nhà làm luật có thêm thời gian để nghiên cứu những mối nguy hiểm của công nghệ mới.

Trên toàn thế giới, lực lượng hành pháp và các công ty tư nhân đang sử dụng nhận dạng gương mặt để xác định người ở nơi công cộng ngày càng nhiều. Dù những người khởi xướng khẳng định công nghệ sẽ giúp giải quyết các vụ phạm tội, nhưng giới phê bình lại cho rằng việc triển khai nhận dạng gương mặt mà chưa cân nhắc kỹ là một hình thức xem nhẹ quyền tự do dân sự và dẫn đến tình trạng phân biệt chủng tộc gia tăng bởi tính thiên vị tiềm ẩn trong các thuật toán.

Nhận dạng gương mặt là một công nghệ trọng yếu được sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc trong nhiều sự kiện, và họ còn bán công nghệ cho các chính phủ khác trên toàn thế giới. Tại Mỹ, công nghệ nhận dạng gương mặt ngày càng được các cơ quan cảnh sát sử dụng nhiều thông qua các nhà thầu nhỏ. Một bản tin mới từ New York Times tiết lộ rằng một hệ thống nhận dạng gương mặt có thể tìm 3 tỷ bức ảnh lấy từ các website như Facebook mà không cần sự cho phép của người dùng, và được sử dụng bởi hơn 600 cơ quan hành pháp địa phương.

Bình luận của Pichai đặc biệt đáng chú ý, bởi bản thân Google luôn phủ nhận việc bán công nghệ nhận dạng gương mặt cho các khách hàng (vì lý do e ngại bị  sử dụng sai mục đích hoặc dùng vào hoạt động giám sát trên diện rộng) nhưng từ trước đến nay chưa từng đề xuất lệnh cấm nào. Trong bài viết trên tờ The Financial Times, Pichai ủng hộ việc quản lý chặt chẽ hơn nữa công nghệ trí tuệ nhân tạo. Ông viết: “Tôi không do dự khi nói trí tuệ nhân tạo cần bị quản lý. Các công ty như chúng tôi không thể cứ phát triển một công nghệ mới đầy hứa hẹn và để cho thị trường quyết định sẽ sử dụng nó ra sao”

Hiện nay thị trường là những người quyết định những quy tắc xoay quanh nhận dạng gương mặt, còn các công ty công nghệ lớn đưa ra những ý kiến trái chiều về vấn đề đó. Ví dụ, Microsoft bán công nghệ nhận dạng gương mặt, nhưng vẫn tự đặt ra những giới hạn, như cho phép cảnh sát sử dụng công nghệ trong nhà tù chứ không phải trên đường phố, và không bán công nghệ cho các cơ quan quản lý nhập cư/nhập cảnh. Amazon thì luôn tỏ ra hào hứng với việc hợp tác với lực lượng cảnh sát, đặc biệt thông qua hệ thống chuông cửa video Ring của hãng - một hệ thống bị các nhà phê bình chỉ trích là tạo điều kiện cho lực lượng hành pháp truy xuất đến một mạng lưới giám sát khổng lồ.

Tại Mỹ, một lệnh cấm toàn quốc là rất khó xảy ra. Một số thành phố tại Mỹ như San Francisco và Berkley đã cấm công nghệ nhận dạng gương mặt, nhưng Nhà Trắng lại nói rằng những biện pháp đó là ví dụ cho thấy chính quyền địa phương đã vượt quá giới hạn. Chính phủ Mỹ thể hiện rõ rằng họ muốn quản lý AI - bao gồm nhận dạng gương mặt - theo hướng cho các phía quyền tự đưa ra quyết định, như một hình thức thúc đẩy những công nghệ mang tính biến cải.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).