Chiến Thắng Của FTC Trước Qualcomm Bị Tòa Phúc Thẩm Thẩm Vấn

13 Tháng Hai 20207:15 CH(Xem: 3100)
Chiến Thắng Của FTC Trước Qualcomm Bị Tòa Phúc Thẩm Thẩm Vấn
Chiến Thắng Của FTC Trước Qualcomm Bị Tòa Phúc Thẩm Thẩm Vấn

Với chiến thắng chống độc quyền trước nhà cung cấp chip Qualcomm, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã đối mặt với những câu hỏi hóc búa từ một hội đồng gồm ba thẩm phán phúc thẩm ở San Francisco hôm thứ Năm (13/02/2020).

Tòa Phúc Thẩm Hoa Kỳ Cho Tòa Án Thứ Chín (U.S. 9th Circuit Court of Appeals) đã nghe những tranh luận trong một vụ kiện được theo dõi chặt chẽ mà cơ quan quản lý đã đưa ra chống lại Qualcomm vào đầu năm 2017. Qualcomm có trụ sở tại San Diego, California, là nhà cung cấp chip modem kết nối điện thoại và các thiết bị khác với mạng dữ liệu không dây, nhưng việc cấp phép bằng sáng chế chiếm phần lớn lợi nhuận của hãng.

Công ty đang đấu tranh với quyết định được đưa ra hồi tháng 05/2019 của Thẩm phán quận Lucy Koh. Thẩm phán đứng về phía các cơ quan quản lý chống độc quyền, viết rằng việc Qualcomm yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại phải ký thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế trước khi bán chip cho họ siết chặt cạnh tranh và làm hại người tiêu dùng.

Hội đồng thẩm phán đã thăm dò FTC về việc Qualcomm vi phạm luật chống độc quyền như thế nào, ngay cả khi công ty đã sử dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường chip để có được tiền bản quyền sáng chế cao hơn.

Thẩm phán Stephen Joseph Murphy III nói: “Hành vi chống cạnh tranh (Anticompetitive behavior) bị cấm theo Đạo luật Sherman. Còn hành vi cạnh tranh nhanh chóng và năng động dựa vào lợi thế không bền vững (Hyper-competitive behavior) thì không. Trường hợp này yêu cầu chúng tôi phải phân biệt rõ 2 loại”.


FTC cho rằng Qualcomm đã áp dụng một khoản phụ phí quá mức cho các nhà sản xuất điện thoại, với mức giá quá cao cho giấy phép bằng sáng chế vì các nhà sản xuất điện thoại phải ký các thỏa thuận để mua được chip Qualcomm. Thẩm phán Johnnie Rawlinson hỏi: “Tòa án tối cao có thể nói rằng những người nắm giữ bằng sáng chế có quyền định giá bằng sáng chế của họ không? Điều gì sẽ chống cạnh tranh về điều đó?”. Brian Fletcher, giáo sư luật từ Đại học Stanford, đã trả lời rằng các nhà sản xuất điện thoại không thể thương thảo giá cả bằng sáng chế trong các cuộc đàm phán hoặc các thủ tục tố tụng khác của tòa án vì sợ mất quyền mua chip Qualcomm.

Thẩm phán Consuelo María Callahan hỏi liệu vụ án FTC có liên quan đến lợi nhuận với hành vi chống cạnh tranh hay không. Bà đã hỏi luật sư Qualcomm: “Liệu các hoạt động của Qualcomm có giúp hãng kiếm được nhiều tiền trong vài năm không, liệu đó có phải là một vi phạm chống độc quyền hay không, ngay cả khi người tiêu dùng trả giá cao hơn cho điện thoại di động?”. Đại diện cho Qualcomm, Tom Goldstein trả lời là không. Ông thừa nhận Qualcomm là độc quyền, nhưng lập luận rằng họ không phạm luật vì chip của họ tốt hơn các đối thủ khác. Ông nói: “Triển vọng rằng một công ty độc quyền sẽ kiếm được nhiều tiền khuyến khích họ cải tiến và đổi mới. Đó là những gì chủ nghĩa tư bản có ý định khuyến khích”.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).