Rủi Ro Suy Thoái Kinh Tế Nhật Bản Tăng Khi Kinh Tế Trượt Dốc Trong Quý IV

17 Tháng Hai 20205:20 SA(Xem: 3794)
Rủi Ro Suy Thoái Kinh Tế Nhật Bản Tăng Khi Kinh Tế Trượt Dốc Trong Quý IV
Rủi Ro Suy Thoái Kinh Tế Nhật Bản Tăng

Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần sáu năm trong quý tháng 12/2019, khi thuế doanh thu tăng vọt đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, cho thấy triển vọng vốn đã mong manh càng trở nên tồi tệ hơn do rủi ro ngày càng tăng bởi dịch bệnh coronavirus (Covid-19).

Các nhà phân tích cho rằng hậu quả ngày càng lớn từ dịch bệnh, gây thiệt hại đến sản lượng và du lịch, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng trong quý hiện tại và đẩy Nhật Bản vào suy thoái - được định nghĩa với hai quý suy giảm liên tiếp.

Taro Saito, chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu NLI cho biết: “Nền kinh tế sẽ phải trải qua đợt suy giảm khác trong giai đoạn tháng 1-tháng 3 (2020). Dịch bệnh (Covid-19) chủ yếu tấn công ngành du lịch và xuất khẩu trong nước, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nội địa khá nhiều. Nếu dịch bệnh không được giải quyết trước thời điểm Thế vận hội Olympic Tokyo, thiệt hại cho nền kinh tế sẽ rất lớn”.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã giảm 6.3% hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, nhanh hơn nhiều so với dự báo thị trường trung bình giảm 3.7% và lần giảm đầu tiên trong năm quý. Đó là mức giảm lớn nhất kể từ quý 2 năm 2014, khi tiêu dùng bị ảnh hưởng từ đợt tăng thuế bán hàng vào tháng 4 cùng năm.

Lần tăng thuế doanh thu mới nhất vào tháng 10/2019 - cũng như thời tiết ấm áp bất thường làm ảnh hưởng đến doanh thu của các mặt hàng mùa đông - ảnh hưởng đến mức tiêu thụ tư nhân, đã giảm 2.9% so với dự kiến, đánh dấu mức giảm đầu tiên trong năm quý. Chi phí vốn giảm 3.7% trong quý IV, nhanh hơn nhiều so với dự báo trung bình giảm 1.6% và lần giảm đầu tiên trong ba quý.

Tổng kết, nhu cầu trong nước đã hạ 2.1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP, nhiều hơn khoản đóng góp 0.5 điểm từ nhu cầu bên ngoài. Sự yếu kém trong chi tiêu vốn - được coi là một trong số ít điểm sáng – làm dấy lên nghi ngờ về quan điểm của Ngân hàng Nhật Bản rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục mở rộng khi nhu cầu nội địa mạnh mẽ bù đắp cho sự yếu kém trong xuất khẩu.


Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura cho biết chính phủ đã sẵn sàng thực hiện tất cả các bước cần thiết và đang theo dõi tác động của sự bùng phát coronavirus đối với nền kinh tế và cụ thể là du lịch. Ông nói trong một tuyên bố: “Chính phủ đã hy vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục phục hồi vừa phải. Nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác tác động của coronavirus đối với các nền kinh tế trong và ngoài nước”

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích vẫn nghi ngờ liệu chính phủ và ngân hàng trung ương có biện pháp hiệu quả để chống lại một cuộc suy thoái khác hay không. Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết, chính phủ đã thực hiện các bước để đối phó với việc tăng thuế bán hàng và giảm tốc sau Thế vận hội, vì vậy chúng ta không thể mong đợi các bước tiếp theo trên mặt trận tài chính. Cũng có nhiều việc BOJ không thể làm ... Các nới lỏng bổ sung có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho nền kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã cảnh báo rằng nền kinh tế sẽ bị thu hẹp vào giai đoạn tháng 10-12 khi tăng thuế bán hàng, bão và chiến tranh thương mại Trung-Mỹ làm tổn hại đến tiêu dùng và sản lượng của nhà máy. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, những lo ngại về sự lây lan của coronavirus và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu khiến các nhà sản xuất Nhật Bản rơi vào tình trạng ảm đạm vào tháng 02/2020.

Các nhà đầu tư hiện đang theo dõi để xem liệu tăng trưởng có tăng trở lại trong quý hiện tại hay không, trong bối cảnh rủi ro mới từ coronavirus đã buộc các nhà máy ở Trung Quốc phải đóng cửa và khiến khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh. BOJ đã giữ chính sách tiền tệ ổn định vào tháng 01/2020 và thúc đẩy dự báo tăng trưởng kinh tế với hy vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ hồi phục vào khoảng giữa năm 2020.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).