Hàn Quốc – Tại Sao Người Dân Không Ra Khỏi Nhà Dù Covid-19 Đã Được Kiểm Soát?

10 Tháng Sáu 20202:00 SA(Xem: 4360)
Hàn Quốc – Tại Sao Người Dân Không Ra Khỏi Nhà Dù Covid-19 Đã Được Kiểm Soát?
Hàn Quốc – Tại Sao Người Dân Không Ra Khỏi Nhà Dù Covid-19 Đã Được Kiểm Soát

Hàn Quốc được coi như điển hình của sự thành công trong hoạt động chống dịch Covid-19 trên thế giới.

Nhưng dù được coi như một trong những nơi an toàn nhất thế giới để có thể ra ngoài, nhiều người vẫn không muốn quay trở lại chỗ làm, trường học và các địa điểm tôn giáo.

Thời điểm cuối tháng 02/2020, Hàn Quốc là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng các ca lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, một vài tháng sau đó, thông qua biện pháp xét nghiệm hàng loạt và theo dấu người bệnh, hiện nay nhiều nước trên thế giới đều ngưỡng mộ khi nhìn vào Hàn Quốc. Những con số nói lên tất cả. Ngày 01/03/2020, Hàn Quốc có hơn 1,000 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày. Đến ngày Chủ Nhật (07/06/2020), con số chỉ còn 38 ca.

Và con đường chống dịch của Hàn Quốc cũng đương đầu với nhiều biến động bất thường trong thời gian qua. Ví dụ như việc khi số lượng các ca lây nhiễm đã giảm, bất ngờ số lượng các ca lây nhiễm tại câu lạc bộ đêm và trung tâm thương mại điện tử lại tăng lên. Dù vậy, Hàn Quốc vẫn có thể coi là rất thành công vì đã không cần phải áp dụng đến những biện pháp phong tỏa gắt gao như nhiều nước khác trên thế giới.

Rõ ràng, có quá nhiều yếu tố để vui mừng. Thế nhưng trong trạng thái bình thường mới, nhiều chuyên gia không khỏi đặt câu hỏi: Nếu Hàn Quốc đang thực sự chống dịch hiệu quả, tại sao có nhiều người vẫn chọn ở nhà?

Theo thống kê, dù Hàn Quốc được coi như một trong những nơi an toàn nhất thế giới để có thể ra ngoài, hiện nay nhiều người Hàn Quốc vẫn không muốn quay trở lại chỗ làm, trường học và các địa điểm tôn giáo. Nhiều chuyên gia cho rằng đại dịch Covid-19 có thể đã tạo ra thay đổi dài hạn về hành vi tại một trong những đất nước mà người dân làm việc chăm chỉ nhất thế giới. Nhìn vào những gì diễn ra tại Hàn Quốc, chính phủ những nước khác có thể nhìn trước được điều gì sẽ diễn ra tại nước họ khi mà tình hình dịch bớt căng thẳng.


Hàn Quốc nổi tiếng là một dân tộc làm việc chăm chỉ. Theo nghiên cứu của OECD năm 2016, người Hàn Quốc làm việc nhiều hơn người dân bất kỳ nước phát triển nào: mỗi năm người Hàn Quốc làm việc trung bình 2,069 giờ.

Lee Myung-ho, Giáo sư tại viện nghiên cứu Yeosijae, tin rằng chính sách làm việc tại nhà được đưa ra trong thời kỳ đại dịch căng thẳng đã giúp cho những người nghiện công việc càng nghiện nặng hơn nữa.

Trước đại dịch Covid-19, chỉ chưa đầy 1% người lao động Hàn Quốc từng có trải nghiệm làm việc tại nhà. Tuy nhiên tính đến tháng 04/2020, tỷ lệ đã lên mức 60%. 80% người lao động cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc tại nhà nếu được cho phép.

Đáng chú ý là, không chỉ riêng các công ty lớn như Samsung hay SK Telecom đã áp dụng chính sách làm việc tại nhà khi dịch bệnh căng thẳng, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đưa ra chính sách tương tự. Từ cuối tháng 02/2020 đến cuối tháng 05/2020, 4,366 doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhận được tiền hỗ trợ và nhờ vậy 47,435 người lao động đã được cho phép làm việc linh hoạt tại nhà.

Ông Lee nhấn mạnh điều này thực sự chưa từng có ai nghĩ đến trước đây. Ông nhận xét: “Do trong văn hóa công sở Hàn Quốc, tính kỷ luật rất quan trọng, người lao động được kỳ vọng phải làm như vẻ họ làm việc chăm chỉ trước mặt sếp, việc làm việc khi không đến công ty và sự giám sát của người chủ bao lâu nay được cho là không phù hợp với văn hóa công sở. Mọi người bắt đầu nhận ra rằng hầu hết các công việc và nhiệm vụ đều có thể thực hiện một cách thoải mái khi ở nhà”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).