Trung-Ấn – Căng Thẳng Biên Giới Lan Sang Căng Thẳng Thương Mại

28 Tháng Sáu 20207:15 CH(Xem: 4346)
Trung-Ấn – Căng Thẳng Biên Giới Lan Sang Căng Thẳng Thương Mại
Trung-Ấn – Căng Thẳng Biên Giới Lan Sang Căng Thẳng Thương Mại

Cuộc khủng hoảng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu lan sang mối quan hệ thương mại song phương khi chính phủ Ấn Độ đang xem xét áp dụng một số biện pháp hạn chế cũng như áp thuế cao hơn với các công ty và hàng hóa Trung Quốc.

Các biện pháp mà Ấn Độ đang tính đến bao gồm việc đưa ra quy định cấm việc sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei và nhiều nhà cung cấp Trung Quốc. Lĩnh vực xe hơi của Trung Quốc cũng đang bị nhắm đến.

Sau cuộc đối đầu thương vong đầu tiên trong 45 năm giữa quân đội 2 nước lớn của Châu Á, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chắc chắn sẽ không thể chấp nhận việc để người dân nhìn vào ông với hình ảnh của nhà lãnh đạo hành xử “yếu đuối” trước Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chặn hoàn toàn đầu tư Trung Quốc sẽ tiềm ẩn khả năng tác động vô cùng tiêu cực đến kinh tế Ấn Độ vốn đã đang yếu kém.

Harsh Pant, chuyên gia tại viện Observer Research Foundation cho biết, Ấn Độ cũng không đủ khả năng loại bỏ doanh nghiệp Trung Quốc khỏi tất cả các ngành nghề của họ. Trong năm 2018, tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc được nhập khẩu vào Ấn Độ ước tính chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của đất nước.

Theo truyền thông địa phương, giới chức Ấn Độ đang tính đến việc áp các biện pháp trừng phạt chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp viễn thông nhà nước Ấn Độ đã được yêu cầu không sử dụng thiết bị của Huawei, ZTE để nâng cấp hệ thống 4G hoặc thử nghiệm mạng 5G.


Chính quyền bang Maharashtra đã hoãn lại việc ký kết thỏa thuận với công ty Great Wall Motor của Trung Quốc. Trước đó hai bên đã có các đàm phán để cho phép hãng xe vận hành nhà máy bị General Motors bỏ lại. Great Wall đã chi ra 37.7 tỷ rupee tương đương 498 triệu USD vào nhà máy vào tháng 01/2020 và đã lên kế hoạch bắt đầu bán xe sản xuất tại đây từ năm 2021. Chính quyền bang Maharashtra cũng có kế hoạch “đóng băng” hoạt động của nhiều công ty Trung Quốc bao gồm hoạt động sản xuất xe bus chạy điện và máy móc.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã bắt đầu tính đến việc áp thuế cao hơn với nhiều mặt hàng của Trung Quốc, trong đó có điều hòa nhiệt độ, phụ tùng xe hơi, nội thất và nhiều hàng hóa nhập khẩu khác từ Trung Quốc. Quy định về chất lượng chặt chẽ hơn cũng đã được tính đến với khoảng 370 loại mặt hàng, trong đó có bao gồm chất hóa học, thép, những sản phẩm mà Ấn Độ có thể sản xuất được tại nội địa.

Việc Ấn Độ kiểm soát chặt chẽ hơn với thương mại và đầu tư Trung Quốc đã xảy ra sau khi Trung Quốc và Ấn Độ có đối đầu quân sự tại khu vực biên giới gần Himalaya khiến cho 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng.

Truyền thông Trung Quốc không nói nhiều về vụ việc, thậm chí còn không công bố số binh sĩ tử vong. Trong khi đó, mạng xã hội Ấn Độ ngập tràn tâm lý chống Trung Quốc với hàng loạt lời kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
28 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Năm (28/01/2021), phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết cơ quan đang đánh giá đề nghị hỗ trợ triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA - Federal Emergency Management Agency).
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Bộ An ninh Nội địa Mỹ ban bố tình trạng báo động khủng bố toàn quốc do mối đe dọa tiềm tàng từ phần tử cực đoan phản đối ông Joe Biden làm tổng thống.
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết lệnh phong tỏa ở Anh có thể kéo dài đến ngày 08/03/2021, cùng thời điểm trường học được phép mở cửa trở lại.
25 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Hai (25/01/2021), thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Janet Yellen là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Bộ Tài chính.
25 Tháng Giêng 2021
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo nguy cơ "Chiến tranh Lạnh mới" nếu lãnh đạo thế giới không gác lại đối đầu khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
21 Tháng Giêng 2021
Một đám cháy đã bùng phát tại Viện Huyết thanh ở bang Maharashtra, Ấn Độ, nơi đang sản xuất hàng triệu liều vaccine Covid-19.