Với Công Nghệ Trung Quốc, Biden Sẽ Có Kế Hoạch Mềm Mỏng Hơn

12 Tháng Mười Một 20207:00 CH(Xem: 2707)
Với Công Nghệ Trung Quốc, Biden Sẽ Có Kế Hoạch Mềm Mỏng Hơn
Với Công Nghệ Trung Quốc, Biden Sẽ Có Kế Hoạch Mềm Mỏng Hơn

Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể thay đổi quan điểm trong mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh, tăng cường củng cố vị thế hàng đầu của công nghệ Mỹ nhưng có chiến lược mềm mỏng hơn với Trung Quốc ở lĩnh vực công nghệ.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Donald Trump đã ban hành nhiều chính sách cản trở tham vọng vươn lên dẫn đầu ở lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, như kiểm soát xuất khẩu, cấm vận hoặc hạn chế công ty Trung Quốc dùng công nghệ Mỹ... Theo các lãnh đạo doanh nghiệp và cố vấn đảng Dân chủ, khi còn là một ứng cử viên, ông Biden từng tuyên bố có thể sẽ cùng chung mục tiêu với ông Trump nhưng sẽ có cách ứng xử khác với người tiền nhiệm.

Rob Strayer, một cựu quan chức chính quyền Trump, hiện là phó chủ tịch Hội đồng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Mỹ, cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng rằng chính quyền sắp tới của Biden sẽ có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, đặc biệt là những thách thức mà Bắc Kinh đưa ra về kiểm soát dữ liệu, chẳng hạn ép công ty Mỹ đặt máy chủ tại nước này, hay áp lực phải chuyển giao bí mật kinh doanh". Hội đồng hiện đại diện cho các công ty công nghệ lớn gồm Apple, Microsoft và Intel.

Trong nhiều năm, cản trở những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc là một trong số ít mục tiêu được lưỡng đảng cùng đồng thuận. Cả hai bên đều cùng đồng ý rộng rãi rằng Huawei là một mối đe dọa an ninh trên toàn cầu - một cáo buộc mà công ty đã nhiều lần bác bỏ.

Khi tranh cử, Biden từng nhấn mạnh sẽ chú trọng đầu tư vào việc củng cố vị thế của ngành công nghệ của Mỹ trên thế giới cũng như sẽ làm việc với các đồng minh để đối đầu với Bắc Kinh về thương mại.

Biden và các cố vấn của ông cũng từng nói rằng Trung Quốc đang sử dụng công nghệ để nâng cao sự kiểm soát của nhà nước, thay vì trao quyền cho công dân. Đây là điều đáng lo ngại.

Antony Blinken, một cựu quan chức của chính quyền Obama và từng là cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Biden, nhận xét: "Thế giới đang có sự phân chia giữa một bên là nền công nghệ dân chủ, bên còn lại là nền công nghệ chuyên quyền"

Nhóm cố vấn của Biden đã thảo luận nhiều lần về cách chống lại những tiến bộ của Trung Quốc về 5G và AI. Trong chiến dịch tranh cử, Biden cũng từng bày tỏ ông quan tâm đến TikTok - mạng video ngắn do ByteDance của Trung Quốc sở hữu.

TikTok hiện nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump với lý do thu thập dữ liệu của người dùng Mỹ và gửi về Trung Quốc, qua đó "gây nguy cơ an ninh quốc gia". Sản phẩm của ByteDance cũng đã bị cấm tải về ở Mỹ và bị buộc phải bán cổ phần cho một công ty Mỹ nếu muốn tiếp tục hoạt động tại đây. Phía TikTok phủ nhận các cáo buộc.

Trong một sự kiện tranh cử hồi tháng 09/2020, ông Biden cho biết TikTok có quyền truy cập vào dữ liệu của rất nhiều người trẻ ở Mỹ. Ông nhấn mạnh sẽ làm việc với các đồng minh và các chuyên gia an ninh mạng để tìm cách giải quyết các vấn đề.

Ông Biden cũng có những động thái cho thấy sẽ đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để củng cố vị thế nước Mỹ ở lĩnh vực công nghệ trên trường quốc tế. Một cố vấn của Biden tiết lộ chính phủ mới sẽ tập trung ưu tiên các kế hoạch dẫn đầu AI, chất bán dẫn và thiết bị mạng 5G.

Về ngành công nghiệp chip, đã có những vận động hành lang được thực hiện và thu về hàng tỷ USD phục vụ xây dựng nhà máy, đầu tư cho R&D và nó cũng được Quốc hội Mỹ ủng hộ rộng rãi.

John Neuffer, chính phủ của Hiệp hội Kinh doanh Chất bán dẫn cho biết: “Chúng tôi không sản xuất đủ chất bán dẫn ngay tại Mỹ”, trích dẫn số liệu thống kê mới nhất cho thấy các nhà máy ở Mỹ chỉ sản xuất 12% chip, trong khi khoảng 3/4 được sản xuất ở Châu Á.

Theo một số chuyên gia phân tích, điểm khác biệt giữa chính quyền sắp tới do Biden lãnh đạo so với thời Trump là tính bất ngờ. Các quyết định hiện tại của Trump đều được đưa ra "bất thình lình", khiến cả doanh nghiệp Mỹ lẫn Trung Quốc đều trở tay không kịp. Do đó, họ mong đợi chính phủ của Biden nên có một chính sách mạnh mẽ nhưng vẫn đủ cho họ có thời gian điều chỉnh.

Ajit Manocha, Giám đốc điều hành của SEMI - nhóm đại diện cho các nhà sản xuất thiết bị trong chuỗi cung ứng công nghiệp, cho rằng Biden vẫn sẽ quan tâm "đúng mức" đến Trung Quốc, nhưng đường lối và chính sách "sẽ không nhất thiết giống như Trump đang quản trị". Manocha cũng bày tỏ hy vọng rằng, chính quyền mới sẽ lắng nghe quan điểm của ngành trước khi hành động.

Chính phủ mới cũng sẽ tham vấn nhiều hơn, có sự kết nối chặt chẽ hơn với các đồng minh để đối đầu với Bắc Kinh về các hoạt động thương mại. Dan Wang, nhà phân tích công nghệ của Gavekal Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết, các kế hoạch của Biden có thể sẽ không tác động quá lớn đến Trung Quốc như hiện nay, vì họ bước đầu đã có những động thái tự chủ. Bắc Kinh gần đây đã cố gắng ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp Mỹ và tự sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu từ Washington.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).